Việc điều trị mỡ máu cao sẽ cần kết hợp thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc. Khi mỡ máu cao kiêng ăn gì? để giảm mỡ máu và mang lại sức khỏe tốt hơn. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây tìm hiểu các loại thực phẩm càng ăn càng giảm mỡ máu.

Mục Lục

Bị mỡ máu cao kiêng ăn gì?

Máu nhiễm mỡ là tình trạng bất thường của lượng lipid trong máu, bao gồm: Sự gia tăng nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), tăng cholesterol máu toàn phần, tăng triglyceride, giảm nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỡ máu cao như: Người thường xuyên hút thuốc lá, ít vận động, hút thuốc lá nhiều, uống rượu nhiều, chế độ dinh dưỡng có chứa nhiều chất béo bão hòa.

Cách tốt nhất để cải thiện sự cân bằng giữa cholesterol tốt và xấu nên tránh các thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và đường… những thực phẩm hạn chế làm tăng mức cholesterol xấu.

Cụ thể một số thực phẩm kiêng ăn khi bị mỡ máu cao như:

1. Thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao

Thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng máu nhiễm mỡ. Chính vì vậy cần hạn chế một số các thực phẩm có chứa nhiều cholesterol cao như:

  • Sữa hoặc các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai; Các sản phẩm chế biến từ thịt như xúc xích; Bơ thực vật, mỡ lợn.
  • Thực phẩm ít chất béo bão hòa nhưng chứa nhiều cholesterol như: Pate gan, trứng, gan, nội tạng, động vật có vỏ.
  • Thịt bò nướng, sườn lợn, thịt bò xa là những thực phẩm có lượng cholesterol cao nên cần hạn chế sử dụng thường xuyên. Tốt nhất nên thay thể sử dụng nguồn protein động vật ít chất béo như thịt gia cầm bỏ da.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm như nội tạng động vật (thận, tim, gan, lòng), các loại hải sản (tôm, cua, mực, bạch tuộc).
mo-mau-cao-kieng-an-gi1
Người bị mỡ máu nên tránh đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán

Xem thêm:

2. Chất béo no

Chất béo no có rất nhiều trong các thành phần mỡ động vật nên sẽ tác dụng không tốt đến chuyển hóa mỡ và ảnh hưởng nhiều đến gan.

Tránh xa một số thực phẩm có chứa nhiều chất béo no như: Khoai tây chiên hoặc sấy, đồ ăn nhanh, những món tráng miệng có đường.

3. Đồ uống có cồn

Rượu bia và nhiều đồ uống chứa chất kích thích sau khi uống sẽ phân hủy, xây dựng thành chất béo trung tính, cholesterol trong gan. Khi mức chất béo trung tính cao sẽ tích tụ trong gan gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Gan sẽ không thể hoạt động tốt và không thể loại bỏ cholesterol ra khỏi máu nên mức cholesterol càng tăng lên cao.

Bởi vậy không nên lạm dụng rượu, bia để loại bỏ những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ tim, rối loạn nhịp tim.

4. Đường

Đường hay các thực phẩm có thêm nhiều đường sẽ làm tăng chất béo trung tính và cholesterol LDL, đặc biệt những loại siro có hàm lượng fructose cao.

Một số các thực phẩm có chứa nhiều đường người bị mỡ máu không nên sử dụng như: Bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn nhanh, nước sốt, món tráng miệng nhiều đường…

5. Thuốc lá

Người thường xuyên hút thuốc lá sẽ gây hại cho phổi và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, bên cạnh đó hút thuốc sẽ làm tăng LDL, cholesterol xấu trong máu, giảm HDL. Khi mức cholesterol xấu cao trong máu sẽ dẫn đến sự tích tụ mảng bám ở động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim, đột quỵ, đau tim…

Tim sẽ gặp nguy hiểm nếu hút thuốc kèm với cholesterol cao nên cần bỏ hút thuốc để làm giảm mức cholesterol xấu, đồng thời cải thiện sức khỏe.

6. Thịt chế biến sẵn

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như: Xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, dăm bông… có chứa hàm lượng lớn muối, chất bảo quản nên sẽ làm tăng mức cholesterol LDL và chất béo trung tính.

Cần tránh sử dụng các loại thịt được chế biến sẵn để có sức khỏe tốt nhất cho tim mạch, giảm tình trạng mỡ máu.

7. Thức ăn quá mặn

Với những thức ăn muộn sẽ có lượng muối ăn cao sẽ gây ra huyết áp, xơ cứng mạch máu, động mạch. Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, tử vong cao.

Nên cân nhắc khi chế biến món ăn hàng ngày sử dụng lượng muối phù hợp, bên cạnh đó hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối như thịt hun khói, thực phẩm đóng hộp, ngâm muối sẵn…

mo-mau-cao-kieng-an-gi2
Tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng mỡ máu

Lưu ý gì trong sinh hoạt để giảm mỡ máu cao?

Song song với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp người mắc mỡ máu cao nên chú ý thói quen sinh hoạt lành mạnh như:

1. Chọn các loại thịt có ít chất béo bão hòa

Các loại thịt đỏ sẽ làm tăng mức cholesterol xấu LDL khi chức nhiều chất béo bão hòa. Nên người bệnh sẽ chọn thịt gà không da, hạn chế sử dụng những loại thịt đã qua chế biến nhằm giảm thiểu nguy cơ lượng mỡ máu trong cơ thể ở mức cao.

Nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày rau xanh, cá, bởi trong cá có chứa nhiều axit béo omega 3 giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tim mạch, tăng mức cholesterol HDL tốt.

2. Chế biến thực phẩm theo cách tự nhiên

Hãy cắt bỏ mỡ, bỏ da trước khi nấu ăn hoặc trước khi ăn với các loại thực phẩm như thịt cá nhằm giảm lượng chất béo đến mức tối đa.

Tốt nhất nên lựa chọn cách chế biến như luộc, nước thay thế cho chiên ngập dầu, tẩm bột.

3. Lựa chọn các loại dầu tốt cho sức khỏe

Sử dụng các loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu thực vật để thay thế cho chất béo như mỡ lợn, bơ để giảm thiểu tình trạng mỡ máu.

4. Duy trì vận động thể thao thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kiểm soát lượng cholesterol, cải thiện tình trạng huyết áp, xây dựng sức khỏe tổng thể.

Chính vì vậy nên duy trì việc tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng cơ thể như: Đi bộ, đạp xe, tập yoga…

Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về Bị mỡ máu cao kiêng ăn gì?. Hy vọng từ đó bạn đọc sẽ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, cải thiện tốt tình trạng bệnh mỡ máu.

Rate this post