Tình trạng thiếu máu xảy ra khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết. Vậy dấu hiệu thiếu máu nhận biết như thế nào? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thiếu máu? Có cách nào để phòng ngừa tình trạng thiếu máu?

Mục Lục

Tìm hiểu về tình trạng thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng giảm hemoglobin (HGB) trong máu của người bệnh so với người cùng lứa tuổi, cùng điều kiện sống, cùng giới.

Tình trạng thiếu máu được xác định khi mức độ giảm hemoglobin trong máu xuống 5% so với giá trị tham chiếu.

Các mức độ thiếu máu được căn cứ vào nồng độ huyết sắc tố, cụ thể như:

– Mức độ thiếu máu nhẹ: Huyết sắc tố trong khoảng từ 90 đến 120 g/L.

– Mức độ thiếu máu vừa: Huyết sắc tố trong khoảng từ 60 đến dưới 90 g/L.

– Mức độ thiếu máu nặng: Huyết sắc tố trong khoảng từ 30 đến dưới 60 g/L.

– Mức độ thiếu máu rất nặng: Huyết sắc tố dưới 30 g/L.

Có nhiều mức độ thiếu máu, ở mỗi mức độ sẽ có nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết khác nhau. Tình trạng thiếu máu có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc lâu dài chính vì vậy người bệnh cần gặp bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu ban đầu vì có thể đó là cảnh báo của tình trạng nghiêm trọng.

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc tình trạng thiếu máu

Cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu máu nếu có các yếu tố như:

  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày chưa cung cấp đầy đủ Vitamin, khoáng chất, ít sắt, folate…
  • Kinh nguyệt: Phụ nữ sẽ có nguy cơ thiếu máu cao hơn, đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt bởi kinh nguyệt sẽ gây thiếu hụt tế bào hồng cầu.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai không bổ sung đủ các loại Vitamin tổng hợp, axit folic, sắt sẽ làm gia tăng nguy cơ tình trạng thiếu máu.
  • Có tiền sử mắc bệnh lý như ung thư, tiểu đường, suy thận, các bệnh mãn tính khác cũng làm thiếu hụt các tế bào hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Tiền sử gia đình có người bị thiếu máu di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm.
  • Người lớn tuổi trên 65 tuổi sẽ có nguy cơ mắc tình trạng thiếu máu cao.
  • Mắc các bệnh về máu, rối loạn tự miễn dịch làm gia tăng nguy cơ thiếu máu.
  • Người thường xuyên nghiện rượu, tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại, đang trong quá trình dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến việc sản xuất hồng cầu gây ra thiếu máu.
dau-hieu-thieu-mau
Hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu điển hình của tình trạng thiếu máu

Xem thêm:

Những dấu hiệu thiếu máu

Dấu hiệu điển hình của tình trạng thiếu máu là cơ thể yếu đi, luôn cảm thấy thiếu năng lực, tim đập nhanh và mạnh, huyết áp thấp, đau nhiều ở phía trán…

Bên cạnh đó cũng có những trường hợp người thiếu máu bị xáo trộn giấc ngủ, khó thở, suy giảm chức năng miễn dịch, đau bụng thường xuyên.

Tùy thuộc vào từng mức độ thiếu máu sẽ có những dấu hiệu khác nhau, một số các triệu chứng dễ nhận biết như:

  • Tóc rụng nhiều, giòn và dễ gãy hơn.
  • Lưỡi đau và sáng bóng hơn bình thường.
  • Móng tay xuất hiện màu trắng – đây là dấu hiệu thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Thường xuyên chóng mặt, đau ngực, nhức đầu.
  • Dù là thời tiết nào bàn tay, bàn chân đều lạnh.
  • Da nhợt nhạt, đổi màu vàng hoặc xanh.

Các dấu hiệu thiếu máu được liệt kê ở trên dễ khiến người bệnh bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, do đó cần thực hiện xét nghiệm máu để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Bởi vậy ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu hãy đến các bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định thực hiện kỹ thuật chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Tình trạng thiếu máu có nguy hiểm không?

Đối với các trường hợp bị thiếu máu ở mức độ nhẹ sẽ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng, đồng thời tăng cường bổ sung sắt và một số loại vitamin đi kèm.

Các trường hợp bị thiếu máu do vấn đề về bệnh lý cần được điều trị để hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe hoặc những chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.

Một số biến chứng nguy hiểm do thiếu máu gây ra như:

– Cơ thể bị suy nhược ở mức độ nghiêm trọng: Do người bệnh mệt mỏi quá mức nên rất khó thực hiện những sinh hoạt thường ngày.

– Phụ nữ trong thời kỳ mang thai thiếu máu do không đủ folate sẽ dễ dẫn đến tình trạng sinh non.

– Mắc các vấn đề về tim mạch như rối loạn nhịp tim, nhịp đập bất thường. Do tình trạng thiếu máu để bù đắp vào lượng hồng cầu hao hụt tim sẽ cần bơm máu nhiều hơn bình thường. Nếu trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng suy tim sung huyết.

– Tử vong: Khi bị thiếu máu di truyền dễ gặp các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng, đặc biệt nếu thiếu máu kéo dài cơ thể sẽ mất đi lượng máu lớn gây thiếu máu cấp tính và dẫn đến tử vong.

dau-hieu-thieu-mau
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoáng chất, vitamin là một cách để ngăn ngừa thiếu máu

Phòng ngừa thiếu máu

Để hạn chế tình trạng thiếu máu xảy ra nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày với các thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất như:

  • Bổ sung thêm nhóm thực phẩm giàu sắt như thịt bò, ngũ cốc tăng cường, các loại thịt đỏ, rau lá xanh đậm, trái cây sấy khô hàng ngày.
  • Folate có nhiều trong rau lá màu xanh đậm, đậu phộng, đậu xanh, các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, ngũ cốc, mì ống, nước ép trái cây.
  • Vitamin B12 có nhiều trong thịt, đậu nành, sữa, các sản phẩm từ sữa, đậu nành.
  • Vitamin C trong trái cây, nước ép cam quýt, cà chua, dưa, dâu tây, súp lơ, ớt… Vitamin C sẽ giúp gia tăng khả năng hấp thu sắt.

Hy vọng với thông tin chia sẻ ở trên bạn đọc sẽ nắm rõ thông tin dấu hiệu thiếu máu, có cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu xảy ra. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích.

Rate this post