Cơ thể sẽ lập tức xảy ra phản ứng đông cầm máu ngay khi xuất hiện vết thương trên da hoặc niêm mạc. Quá trình đông máu rối loạn có thể ảnh hưởng đến việc chảy máu lâu cầm, để biết cách sơ cứu vết thương chảy máu không ngừng bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục Lục

Các loại vết thương chảy máu phổ biến

Căn cứ vào những loại vết thương chảy máu sẽ được chia thành các loại bao gồm:

  • Chảy máu mao mạch: Tình trạng chảy máu mao mạch thường gặp ở những vết thương nông, nhỏ.
  • Chảy máu tĩnh mạch: Vết thương rộng, sâu hơn hoặc khi các tĩnh mạch nông dưới da bị tổn thương sẽ gây chảy máu tĩnh mạch.
  • Chảy máu động mạch: Với các động mạch bị tổn thương như động mạch ở cổ tay, động mạch cảnh…

Khi phân loại đúng tình trạng vết thương chảy máu sẽ giúp sơ cứu và xử lý cách chính xác nhất, đồng thời hạn chế được những nguy cơ gây ra nhiễm trùng, nạn nhân hồi phục được nhanh chóng.

Tình trạng máu chảy không ngừng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Bởi như vậy cơ thể sẽ không sản xuất đủ tế bào hồng cầu mang oxy đến những cơ quan. Khi mất máu sẽ gây ra tình trạng khó thở, suy nhược, da xanh xao, chóng mặt, nghiêm trọng hơn sẽ đe dọa đến tính mạng.

vet-thuong-chay-mau-khong-ngung1
Sử dụng bông gạc để cầm máu vết thương

Xem thêm:

3 cách cầm vết thương chảy máu không ngừng

Có khoảng 20% số người chết do mất máu vì các chấn thương, họ có thể được cứu sống nếu người xung quanh thực hiện các biện pháp cầm máu kịp thời.

Dưới đây là một số các cách cầm vết thương chảy máu không ngừng như:

Giữ chặt miệng vết thương

Đè chặt miệng vết thương sẽ là cách tốt nhất để cầm máu.

Đối với những vết thương nhỏ khi đứt tay, kim đâm nên đặt băng hoặc gạc sạch lên miệng vết thương sau đó dùng lực ấn xuống.

Trường hợp vết thương rách da mảng lớn, vết hở lớn cần duy trì lực ấn lâu hơn để giúp cầm máu. Nhận thấy máu chảy chậm hoặc ngừng chảy nên buộc miếng băng ở xung quanh vị trí vết thương nhưng lưu ý không nên buộc quá chặt vì như vậy sẽ cản trở lưu lượng máu ở vết thương gây ra tình trạng tắc mạch gây phù nề.

Nâng cao vùng bị thương

Nên nâng vết thương lên cao hơn tim sẽ là một trong những cách để cầm máu hiệu quả. Sau khi nâng vùng bị thương lên cao sẽ dùng miếng gạc sạch, bông hoặc khăn sách ấn mạnh lên vết thương. Chú ý không nên loại bỏ miếng băng ngay sau khi vết thương vừa khô miệng vì như vậy sẽ làm cho vết thương chảy máu tiếp.

Khi máu đã thấm hết bông băng nên đặt thêm một miếng băng mới lên trên và tiếp tục ấn xuống. Vết thương ở tay hãy nâng tay cao lên trên đầu, còn đối vết thương ở chân nên đặt người bị thương nằm xuống và kê chân cao hơn tim. Chính việc nâng cao vùng bị thương sẽ giúp máu nhanh đông hơn, làm chậm lưu lượng máu chảy.

Dùng nước đá để cầm máu

Sử dụng đá lạnh chườm để cầm máu vết thương được khá nhiều người áp dụng, bên cạnh đó cách này còn giúp giảm sưng tấy.

Cách thực hiện dùng đá để cầm máu: Bọc đá trong gạc hoặc khăn sạch để đặt lên vết thương. Chú ý không nên đắp đá trực tiếp vào vết thương. Trường hợp nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường không nên sử dụng đá để cầm máu.

Khi nào vết thương chảy máu nên gặp bác sĩ?

Các trường hợp chảy máu từ vết thương nhỏ hoặc chấn thương nhẹ sẽ ngừng chảy máu nếu được sơ cứu đúng cách. Nhưng sẽ có những trường hợp chảy máu đe dọa đến tính mạng người bị thương. Chính vì vậy khi gặp sự cố nghiêm trọng cần đưa bệnh viện cấp cứu ngay lập tức, bao gồm:

  • Đã áp dụng nhiều các biện pháp cầm máu nhưng vết thương vẫn chảy máu rất nhiều.
  • Chấn thương bị chảy máu thấm đẫm băng gạc hoặc ướt hết cả quần áo.
  • Vết thương làm mất một phần nào đó trên cơ thể hoặc mất nhiều bộ phận.
  • Người bị chấn thương chảy máu gặp phải các triệu chứng choáng váng, ngất xỉu hoặc bất tỉnh.

Mặc dù vết thương đã ngừng chảy máu nhưng vẫn cần đi ngay đến các cơ sở y tế để được xử lý nhanh chóng kịp thời như:

  • Khi vết thương hở lớn sẽ cần khâu lại.
  • Trong vết thương có dính bụi bẩn, mảnh vụn, dị vật mà chưa thể loại bỏ.
  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng ở vết thương.
  • Vết thương do động vật hoặc người cắn.
  • Trong 5 năm người bị thương đã không tiêm phòng uốn ván.

Mất máu là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong khi gặp chấn thương. Nếu biết cách cầm máu sẽ cứu sống được tính mạng của bản thân và những người bị thương để đảm bảo được an toàn tính mạng.

vet-thuong-chay-mau-khong-ngung
Người bị thương cần đến cơ sở y tế nhanh chóng để được xử lý kịp thời

Lưu ý khi cầm máu chảy không ngừng

  • Gọi ngay số điện thoại khẩn cấp 115 nếu nhận thấy vết thương quá nặng, không thể tự xử lý được.
  • Để hạn chế nhiễm trùng hoặc lây truyền bệnh khi tiến hành sơ cứu hãy đeo găng tay.
  • Loại bỏ dị vật xung quanh vết thương có thể chưa cần làm sạch vết thương vì quan trọng lúc này là cầm máu.
  • Dùng gạc y tế hoặc khăn sạch, vải sạch đặt lên trên vết thương đến khi máu ngừng chảy.
  • Không nên vội gỡ vải/ giấy/ gạc cầm máu ra và thay cái mới bởi sẽ làm cho máu tiếp tục chảy. Lúc này đặt thêm vải/ giấy/ gạc lên trên và đặt vào đó lực ép vùng bị thương để cầm máu.
  • Đưa người bị thương nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và điều trị đúng cách.
  • Vết thương sâu đã được cầm máu không được chủ quan vẫn cần chăm sóc y tế, có thể cần được khâu để lành hẳn.

Trường hợp một số vết cắt cần được tiêm phòng nhằm hạn chế nguy cơ bị uốn ván, nhiễm trùng. Khi vết rách đâm vào vị trí khớp ngón tay sẽ gây ra những tổn thương đến dây thần kinh, dây chằng nếu không được điều trị đúng cách.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có những kiến thức về cách sơ cứu vết thương chảy máu không ngừng, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe.

Rate this post