Máu là một tổ chức di động có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể người. Vậy máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Lượng máu trong cơ thể người bình thường là bao nhiêu? Để có thêm các kiến thức sức khỏe về máu bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục Lục

Vai trò của máu trong cơ thể

Máu là chất lỏng trong cơ thể giúp duy trì sự sống, khi có bất cứ ảnh hưởng nào làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu hay thay đổi về thành phần máu sẽ gây ra các ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Trong cơ thể người máu chiếm khoảng ⅓ và chiếm vai trò quan trọng bao gồm:

  • Có khả năng điều hòa hoạt động tuần hoàn, ổn định và duy trì huyết áp.
  • Cung cấp oxy đến toàn bộ các cơ quan từ đó sản xuất năng lượng cho toàn bộ cơ thể.
  • Đào thải C02 qua phổi, đào thải nước hay cặn bã qua đường nước tiểu, đồng thời vận chuyển những chất về gan để tổng hợp chất mới, khử độc, tiêu hủy tế bào già qua lách và những tổ chức hên võng.
  • Thực hiện nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu để tạo dựng cơ thể.
  • Thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể tránh nhiễm trùng bằng các cơ chế miễn dịch đặc hiệu, không đặc hiệu.
  • Giúp cầm máu bằng cơ chế đông máu.

mau-gom-nhung-thanh-phan-cau-tao-nao
Thành phần chính của máu là: Các tế bào máu và huyết tương

Xem thêm:

Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

Máu sẽ bao gồm hai phần chính: Các tế bào máu và huyết tương.

Các tế bào máu sẽ bao gồm những phần như:

– Hồng cầu

  • Hồng cầu có chiếm số lượng nhiều nhất và chứa nhiều các huyết sắc tố nên đặc trưng của hồng cầu là màu đỏ.
  • Nhiệm vụ của hồng cầu sẽ thực hiện nhiệm vụ vận chuyển khí oxy từ phổi đến những tế bào và mô. Nhận khí cacbonic từ những tế bào và mô đến phổi để đào thải ra bên ngoài.
  • Hồng cầu sẽ có đời sống trung bình từ 90 – 120 ngày.
  • Hồng cầu già sẽ bị tiêu hủy chủ yếu ở lách và gan. Để duy trì lượng hồng cầu ổn định các tủy xương sẽ sản sinh ra hồng cầu mới thay thế.

– Bạch cầu

  • Bạch cầu thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể ngay khi phát hiện những vật lạ gây bệnh sẽ tiêu diệt.
  • Trong máu có chứa nhiều loại bạch cầu khác nhau, đời sống từ 1 tuần đến vài tháng. Tùy từng loại sẽ thực hiện nhiệm vụ khác nhau: Có loại làm nhiệm vụ nhớ để lần sau vật lạ xâm nhập sẽ bị phát hiện sớm và tiêu diệt; Có loại sẽ ăn các vật lạ; Có loại bạch cầu tiết ra kháng thể để bảo vệ cơ thể hiệu quả…
  • Bạch cầu sẽ được sản sinh ra tại tủy xương.
  • Ngoài lưu hành trong máu sẽ có số lượng lớn bạch cầu cư trú ở các mô để bảo vệ cơ thể.

– Tiểu cầu

  • Tiểu cầu là các tế bào nhỏ có chức năng cầm máu bằng cách tạo ra những cục máu đông, chặn các vết thương ở thành mạch.
  • Nhờ vào chức năng của tiểu cầu sẽ làm trẻ hóa tế bào nội mạc, làm cho thành mạch mềm mại và dẻo dai hơn.
  • Tiểu cầu của đời sống sẽ diễn ra từ 7 – 10 ngày.
  • Nơi sinh ra tiểu cầu là tủy xương.

Huyết tương

Huyết tương là phần dung dịch, có màu vàng. Phần lớn trong huyết tương sẽ là nước cùng với sự phát triển, chuyển hóa của cơ thể như: Mỡ, đạm, đường, Vitamin, muối khoáng, các yếu tố đông máu, những kháng thể, hormone…

Tình trạng sinh lý trong cơ thể sẽ khiến cho lượng huyết tương thay đổi. Huyết tương sẽ có màu đục rồi màu vàng nếu sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ.

Trong đơn vị máu nếu huyết tương đục sẽ không được sử dụng vì sẽ gây ra sốc hoặc dị ứng cho người bệnh do vậy trước khi hiến máu chỉ nên ăn nhẹ hoặc ăn ít đạm, ít mỡ.

mau-gom-nhung-thanh-phan-cau-tao-nao1
Tủy xương là nơi sản xuất ra các tế bào máu

Lượng máu bình thường trong cơ thể là bao nhiêu?

Khi cơ thể có lượng máu đủ, phù hợp để tuần hoàn liên tục sẽ giúp đảm bảo hoạt động sống và thực hiện những chức năng bình thường của cơ thể.

Tuy nhiên lượng máu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như trọng lượng cơ thể, độ tuổi, giới tính…Đa phần các phương pháp tính lượng máu phù hơp với cơ thể người sẽ căn cứ trên cân nặng, trung bình từ 70 – 80m máu/ kg trọng lượng cơ thể.

Theo đó nếu một người có trọng lượng cơ thể 50k sẽ có tổng lượng máu từ 3,5 – 4 lít để tuần hoàn liên tục trong cơ thể.

Cơ thể người có cơ chế điều hòa tự nhiên để ổn định được tổng lượng máu trong cơ thể, đồng thời lượng máu sinh ra ở tủy xương sẽ tương ứng với lượng máu mất đi hàng ngày.

Trường hợp nếu mất máu quá nhiều hay khi tủy xương gặp các vấn đề thì lượng máu trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt hay còn gọi là tình trạng thiếu máu xảy ra. Trường hợp thiếu máu nhẹ cơ thể vẫn có thể duy trì hoạt động sống còn tình trạng thiếu máu nghiêm trọng sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Khi cơ thể chỉ còn ⅓ tổng lượng máu cần thiết cho sự tuần hoàn máu sẽ gây rối loạn chức năng, gây sốc, nghiêm trọng hơn dẫn đến tình trạng tử vong.

Trên đây là chia sẻ: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?. Từ đó bạn đọc hiểu được cấu tạo của máu, lượng máu trong cơ thể bình thường như thế nào và nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe.

Rate this post