Trong quá trình mang thai có những trường hợp không may mắn thai lưu và ngừng phát triển. Để có thêm nhiều thông tin hiểu biết về dấu hiệu thai lưu không ra máu, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục Lục
Thai lưu là gì?
Thai lưu hay còn gọi thai ngừng phát triển, thai chết lưu đây là tình trạng thai chết trước khi được sinh ra.
Có đến 20 – 50% các trường hợp thai chết lưu mà không xác định được nguyên nhân bởi có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào hoặc với những thai phụ sức khỏe yếu.
Nhiều trường hợp thai phụ không biết bản thân đang mang thai đến khi có dấu hiệu ra máu thai lưu lại nghĩ đó là do rối loạn kinh nguyệt nên thường chủ quan bỏ qua. Nhưng tình trạng thai ngừng phát triển sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.
Căn cứ vào thời điểm xảy ra thai lưu và phân loại như:
- Thai chết lưu sớm: Tình trạng thai lưu khi được từ 20 – 27 tuần tuổi.
- Thai chết lưu muộn: Tình trạng thai lưu khi thai được 28 – 36 tuần tuổi.
Xem thêm:
Đối tượng có nguy cơ thai lưu
Bất cứ phụ nữ nào cũng có khả năng gặp phải tình trạng thai lưu, tuy nhiên sẽ có một số các đối tượng nguy cơ cao thị thai ngừng phát triển hơn so với người bình thường như:
- Tiền sử đã bị thai lưu hoặc tiền sử sinh con non.
- Khi mang thai bị huyết áp cao hoặc tiền sản giật.
- Phụ nữ mắc các bệnh lý mãn tính như: Bệnh tuyết giáp, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh thận, mắc chứng rối loạn đông máu…
- Trong quá trình mang thai gặp phải các biến chứng như cao huyết áp, ứ mật, thai nhi chậm tăng trưởng, tiền sản giật.
- Phụ nữ mang thai bị tình trạng béo phì, đa ối, đang mang song thai hoặc đa thai.
- Trong quá trình mang thai thường xuyên sử dụng các chất độc hại, đồ uống kích thích như: Thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, uống những loại thuốc có tính gây nghiện.
- Phụ nữ mang thai lần đầu sẽ có nguy cơ cao bị thai lưu.
Ngoài ra sẽ còn nhiều những yếu tố khác dẫn đến tình trạng bị thai lưu nhưng chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Dấu hiệu thai lưu không ra máu
Trong quá trình mang thai nếu có dấu hiệu ra máu sẽ là cảnh báo thai phụ đang gặp một vấn đề nào đó. Khi bị thai lưu có thể ra máu hoặc không ra máu nhưng sẽ đi kèm một số các triệu chứng bao gồm:
- Không xuất hiện dấu hiệu mang thai: Tình trạng thai lưu xảy ra thai phụ sẽ không còn cảm thấy nghén, đồng thời dấu hiệu đi kèm như ngực mềm ra, ra máu đen âm đạo, mất nhịp đập tim thai…
- Không nhận thấy chuyển động thai: Quá trình mang thai sẽ dễ cảm nhận được các cử động của thai nhi từ đó có thể theo dõi được sự phát triển bình thường bằng cách đếm số lượng thai máy. Khi mẹ bầu không còn cảm nhận được các cử động nguy cơ cao thai nhi đã ngừng phát triển.
- Tử cung không to ra: Một thai kỳ bình thường tử cung sẽ dần to ra theo sự phát triển của thai nhi. Trường hợp tử cung mẹ giữ nguyên kích thước sẽ là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thai ngừng phát triển.
- Không nghe thấy tim thai: Tim thai sẽ được nghe rõ hơn khi đi siêu âm, nếu bác sĩ siêu âm không bắt được tim thai đó là dấu hiệu thai đã ngừng phát triển. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa thai phụ sẽ được chỉ định thực hiện những xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân khiến thai ngừng phát triển.
- Vỡ ối: Khi thai ngừng phát triển trong tử cung sẽ dẫn đến tình trạng vỡ ối. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, không được xử lý sớm sẽ làm ảnh hưởng đến tính mạng của thai phụ.
- Để phát hiện sớm dấu hiệu thai lưu không ra máu mẹ bầu nên đi khám định kỳ, chú ý đến những biểu hiện của cơ thể, quan sát cử động của thai nhi.
Thai lưu không ra máu có nguy hiểm không?
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ tình trạng thai lưu trong tử cung mẹ bầu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa để có hướng xử lý nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai phụ.
Thai ngừng phát triển khi nút nhầy ở tử cung còn bịt kín tình trạng nhiễm trùng chưa xảy ra nhưng khi nước ối bị vỡ ra dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn trong thời gian ngắn. Đồng thời cơ thể người mẹ dễ có nguy cơ mắc rối loạn đông máu, nhiễm trùng máu, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở các lần sau.
Bởi vậy trường hợp thai lưu ở giai đoạn sớm bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra và theo dõi tình trạng đào thải thai ra bên ngoài.
Đối với trường hợp thai lưu không tự đào thải sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp như dùng thuốc, gắp hoặc nạo toàn bộ ra khỏi tử cung của thai phụ.
Phòng ngừa tình trạng thai lưu
Có bất cứ sự thay đổi nào bất thường trong quá trình mang thai mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và can thiệp đúng cách, hạn chế những nguy hiểm đến cả mẹ bầu và thai nhi.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cần chú ý:
– Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày với đầy đủ những vitamin, khoáng chất cần thiết như: Vitamin B1, canxi, sắt, axit folic, magie…
– Không ăn các loại đồ hộp nhiều chất bảo quản, đồ lên men, tái sống và thực phẩm dễ gây ngộ độc hoặc co bóp tử cung.
– Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, hút thuốc lá…
– Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ít vận động mạnh hay làm việc quá sức.
– Không nên quan hệ vợ chồng trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.
– Định kỳ khám thai theo đúng lịch chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng với thông tin chia sẻ ở trên bạn đọc sẽ nắm rõ thông tin dấu hiệu thai lưu không ra máu và biết cách phòng ngừa tình trạng thai lưu xảy ra. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích.