Ngành Y sinh là gì? Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp thế nào? Đây là những câu hỏi được nhiều bạn thí sinh đứng trước “ngưỡng cửa” chọn trường, chọn ngành thắc mắc. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về ngành học này, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Mục Lục

Ngành Y sinh là gì?

Ngành Y sinh còn có tên đầy đủ là Kỹ thuật y sinh, đây là một lĩnh vực giao cắt của nhiều lĩnh vực khoa học như sinh học, vật lý, kỹ thuật điện tử, sinh học, công nghệ thông tin,… vào việc nghiên cứu, chế tạo các thiết bị, công cụ chẩn đoán, cũng như điều trị nhằm chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những sản phẩm của ngành Kỹ thuật y sinh bao gồm máy CT-cắt lớp, X-quang, máy trợ tim, nội soi, các bộ phận nhân tạo, dược phẩm và vật liệu sinh học,…

Ngành Y sinh ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học hiện nay
Ngành Y sinh ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học hiện nay

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật y sinh cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng về công nghệ chẩn đoán hình ảnh, xử lý tín hiệu y sinh, xử lý hình ảnh y tế, cơ sở thiết bị y sinh, hệ thống thông tin trong y tế, phân tích y sinh và chẩn đoán phân tử, quang học y sinh, tế bào và sinh học tái tạo,… giúp sinh viên có một nền tảng kiến thức kỹ thuật chuyên ngành vững.

Bên cạnh đó, sinh viên y sinh cũng được học về quản lý dự án, nghiên cứu và phân tích dữ liệu cùng quy trình kiểm định y tế, song song chú trọng phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng viết và trình bày báo cáo, làm việc nhóm.

Có thể nói việc học ngành Y sinh đòi hỏi sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, rất phù hợp với những bạn trẻ yêu thích thiết kế, chế tạo, kinh doanh hay nghiên cứu khoa học, y học lâm sàng.

Đọc thêm: Tìm hiểu 12 điều y đức của nhân viên ngành Y tế

Tổ hợp xét tuyển và cơ sở đào tạo ngành Y sinh

Trong những năm gần đây, ngành Kỹ thuật y sinh đang trở thành một trong những ngành hot của của các trường Đại học, Cao đẳng. Chính vì vậy có rất nhiều tổ hợp môn thi ngành Y sinh để các bạn thí sinh lựa chọn.

Dưới đây là danh sách một số tổ hợp môn của khối ngành Kỹ thuật y sinh mà các bạn có thể xem xét lựa chọn sao cho phù hợp với năng lực học tập hiện tại của mình:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
  • C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
  • C04 (Ngữ Văn, Toán, Địa Lý)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Ngoài ra các trường Đại học, Cao đẳng cũng có những chương trình xét tuyển riêng như xét tuyển thẳng, xét tuyển ưu tiên theo quy định của Bộ GD&ĐT, xét kết quả thi SAT,… nhằm mục đích tạo thêm cơ hội cho các bạn thí sinh theo đuổi ước mơ nghề nghiệp trong tương lai.

Sau đây là một số ngôi trường uy tín chất lượng đào tạo ngành Kỹ thuật y sinh các bạn có thể tham khảo:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Phenikaa
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đai học Duy Tân
  • Đại học Nam Cần Thơ

Xem thêm: Khám phá các ngày lễ của ngành Y tế trên toàn cầu

Cơ hội việc là sau tốt nghiệp ngành Y sinh là gì?

Với sự phát triển công nghệ và y học, nhu cầu nhân lực chuyên môn lĩnh vực này ngày một tăng cao. Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật y sinh sinh sẽ có nhiều sự lựa chọn, cụ thể các bạn có thể đảm nhận công việc tại các vị trí như:

  • Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, đơn vị xét nghiệm, dịch vụ y tế,…
  • Nghiên cứu, chế tạo, cải tiến, phát triển công nghệ hoặc khai thác sản phẩm trong các công ty thiết bị y tế; các công ty đa quốc gia về thiết bị y tế hoặc các công ty công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế.
  • Quản lý vận hành, bảo dưỡng các máy móc, trang thiết bị trong các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa hay các công ty công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế.
  • Công tác tại các cơ quan quản lý: như Bộ Y tế, các Sở Y tế hoặc các cơ sở y tế địa phương.
  • Làm việc tại các công ty thiết kế và cung cấp thiết bị y tế và các công ty công nghệ sinh học.
  • Nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm y sinh trong nước và quốc tế.
  • Giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học, trung cấp nghề chuyên nghiệp trên khắp cả nước.
  • Tiếp tục học lên sau đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ ở trong nước hoặc nước ngoài.

Trên đây là chia sẻ giải đáp thắc mắc ngành Y sinh là gì cùng cơ hội việc làm ngành học này mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc có được cái nhìn tổng quan về ngành học này, từ đó có định hướng đúng đắn đưa ra lựa chọn thích hợp trong mùa tuyển sinh sắp tới, để phát triển trong tương lai.

Rate this post