Ngành Pháp y bao nhiêu điểm? Trường nào đào tạo và khối thi ra sao? Đây là những vấn đề được nhiều thí sinh băn khoăn khi tìm hiểu về ngành học Pháp y. Vậy câu trả lời là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục

Ngành Pháp y là gì?

Nhắc đến Pháp y nhiều bạn trẻ sẽ mặc định ngành học này sẽ liên quan đến xử lý, khám nghiệm tử thi giống như trong các vụ án hình sự trong các bộ phim truyền hình. Tuy nhiên cách hiểu này chưa thực sự đầy đủ về ngành Pháp y.

Ngành Pháp y là gì?
Ngành Pháp y là gì?

Trên thực tế ngành Pháp y được chia thành một lĩnh vực rộng, phức tạp và chia thành 3 hoạt động chủ yếu gồm:

  • Giám định pháp y hình sự: Đây là hoạt động phổ biến nhất đồng thời được nhiều người biết đến nhất trong khoa học pháp y. Nó không chỉ bao gồm việc khám nghiệm tử thi mà còn liên quan đến việc xác định các vụ án xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người,… Từ đó, cung cấp bằng chứng quan trọng, là căn cứ để giải quyết các vụ án vi phạm pháp luật hình sự như cố ý gây thương tích, xâm hại tình dục, giết người,…
  • Giám định pháp y dân sự: Đây là hoạt động xem xét, kiểm tra, thu thập chứng cứ về nhân thân, huyết thống, tình trạng sức khỏe,… giúp giải quyết các tranh chấp dân sự hay yêu càu bồi thường thiệt hại,…
  • Giám định pháp y nghề nghiệp: Đây là hoạt động kiểm tra nhằm tìm ra nguyên nhân chết bất thường của các bệnh nhân khi điều trị, chữa trị, cấp cứu, phẫu thuật,… tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, qua đó bảo đảm sự minh bạch và công bằng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Như vậy người theo ngành Pháp y không chỉ là những người làm việc ở trong phòng mổ hay hiện trường vụ án mà họ còn là những chuyên gia phân tích, là cầu nối quan trọng giữa y học và pháp luật, làm sáng tỏ sự thật đem lại công lý và quyền lợi cho người dân.

Đọc thêm: Ngành Y sinh là gì? Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp thế nào?

Ngành Pháp y học trường nào và thi khối nào?

Hiện nay tại Việt Nam ngành Pháp y chưa thực sự phát triển so với các nước trên thế giới. Do vậy số lượng các trường đào tạo chuyên ngành Pháp y vẫn còn khá khiêm tốn, và để theo học Pháp y bắt buộc các bạn cần trúng tuyển Đại học Y khoa, sau đó mới lựa chọn chuyên ngành Pháp y. Một số ngôi trường Đại học uy tín đào tạo chuyên ngành Pháp y mà các bạn có thể tham khảo như:

  • Đại học Y Hà Nội.
  • Đại học Y dược Huế.
  • Đại học Y dược Hải Phòng.
  • Viện pháp y Quốc gia.
  • Đại học Y dược Cần Thơ.
  • Đại học Y dược TP.HCM.

Hầu hết các trường đào tao ngành Y đều sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để tuyển sinh với tổ hợp môn thi khối A (Toán – Lý – Hóa) hoặc tổ hợp khối B (Toán – Hóa – Sinh). Tuy nhiên có một số trường Đại học Y lại mở rộng thêm các khối thi như :

  • Khối A02 (Toán – Lý – Sinh);
  • Khối B01 (Toán – Sinh – Sử);
  • Khối B03 (Toán – Sinh – Văn);
  • Khối B04 (Toán – Sinh – Giáo dục công dân);
  • Khối D01 (Toán – Văn – Anh)…

Bên cạnh đó một số trường Đại học cũng có những cách thức xét tuyển riêng, cụ thể:

  • Có chính sách ưu tiên cho học sinh có thành tích cao trong các kỳ thi HSG Quốc gia, học sinh tham dự Olypic các môn Toán, Hóa, Lý, Sinh, Tin học hay Tiếng Anh.
  • Có các chứng chỉ ngoại ngữ Ielts, TOEFL, tiếng Pháp,… sẽ được ưu tiên trong việc xét hồ sơ tuyển vào ngành Y.

Xem thêm: Khám phá các ngày lễ của ngành Y tế trên toàn cầu

Ngành Pháp y bao nhiêu điểm?

Theo phân tích bên trên các bạn muốn theo học Pháp y cần phải trúng tuyển Đại học Y khoa. Như vậy chuyên ngành Pháp y bao nhiêu điểm sẽ căn cứ vào điểm ngành Y khoa.

Sau đây là điểm chuẩn ngành Y khoa tại các trường có chuyên ngành Pháp y:

  • Điểm chuẩn của 2 trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y dược TP.HCM luôn dẫn đầu dao động 27.55 – 28.85 điểm.
  • Điểm chuẩn Đại học Y dược Huế dao động 26.4 – 27.25 điểm.
  • Đại học Y dược Hải Phòng điểm chuẩn dao động 25.6 – 27 điểm.
  • Điểm chuẩn Viện pháp y Quốc gia dao động 26.45 – 27.15 điểm.
  • Đại học Y dược Cần Thơ điểm chuẩn dao động 25.6 – 26.95 điểm.

Học ngành Pháp y ra làm gì?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Pháp y, các bạn có nhiều cơ hội làm việc cụ thể như:

  • Giảng viên giảng dạy bộ môn pháp y tại các trường đào tạo pháp y khác trên cả nước.
  • Trở thành chuyên viên pháp y, Bác sĩ pháp y tại các Viện pháp y và Hiệp hội pháp y hoặc đảm nhận vai trò chuyên trách, công tác tại các đơn vị, cơ quan điều tra của nhà nước.
  • Cán bộ, công chức, viên chức tại các viện, học viện đào tạo pháp y.
  • Tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học pháp y.

Trên đây là chia sẻ giải đáp thông tin ngành Pháp y bao nhiêu điểm cùng những vấn đề liên quan khác mà chúng tôi tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này, từ đó có quyết định đúng đắn cho tương lai của bản thân.

5/5 - (5 bình chọn)