Nhóm máu được di truyền từ cha mẹ. Bên cạnh những nhóm máu thông thường thì cũng có những nhóm máu hiếm. Cùng tìm hiểu máu hiếm là máu gì và ảnh hưởng của nhóm màu này như thế nào qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Có bao nhiêu nhóm máu?
Hiện nay, có 8 loại nhóm máu phổ biến nhất cần được nhắc đến:
- A (-): Có kháng nguyên A, không có RhD;
- A (+): Có kháng nguyên A và RhD;
- B (-): Có kháng nguyên B, không có RhD;
- B (+): Có kháng nguyên B và RhD;
- O (-): Không có cả kháng nguyên A, B và RhD;
- O (+): Không có kháng nguyên A, B nhưng có RhD;
- AB (-): Có kháng nguyên A và B, không có RhD;
- AB (+): Có cả kháng nguyên A, B và RhD.
Giống như màu mắt và màu tóc thì nhóm máu cũng được cha mẹ di truyền lại cho bạn. Bạn có mang nhóm máu hiếm hay không thì di truyền là yếu tố quyết định.
Xem ngay: 1 lít máu bao nhiêu tiền để biết thêm thông tin
Truyền máu và ghép nội tạng sẽ phụ thuộc vào sự phù hợp giữa nhóm máu của người cho và người nhận. Vì thế mà xác định nhóm máu là điều vô cùng quan trọng. Bạn sẽ gặp phải rủi ro lớn khi mang trong mình nhóm máu hiếm bởi nguồn máu từ người hiến sẽ hiếm và ảnh hưởng tới thai kỳ.
Nhóm máu hiếm là máu gì?
Hầu hết hiện nay chỉ sử dụng đến 8 nhóm máu phổ biến. Theo đó. Tỷ lệ các nhóm được thống kê tại tháng 12/2018 như sau:
- O (+): 35%
- O (-): 13%
- A (+): 30%
- A (-): 8%
- B (+): 8%
- B (-): 2%
- AB (+): 2%
- AB (-): 1%
Như vậy, trong các nhóm máu trên nhóm máu hiếm là nhóm máu nào thì câu trả lời là AB (-). Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia sẽ có quy định nhóm máu hiếm khác nhau. Điều này phụ thuộc vào chủng tộc, khu vực.
Chỉ có khoảng 0.04 đến 0.07% tổng dân số Việt Nam, những người mang nhóm máu Rh – (âm) được coi là nhóm máu rất hiếm. Để biết mình có thuộc nhóm máu hiếm hay không thì điều duy nhất bạn cần làm đó chính là xét nghiệm máu.
Quy tắc cho nhận nhóm máu
- Nhóm máu A Rh+: Có thể hiến máu cho nhóm máu A + và AB +. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu A +, A-, O + và O-;
- Nhóm máu A Rh-: Có thể hiến máu cho các nhóm máu A +, A-, AB + và AB-. Có thể nhận được hiến máu từ nhóm máu A- và O-;
- Nhóm máu B Rh+: Có thể hiến máu cho nhóm máu B + và AB +. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu B +, B-, O + và O-;
- Nhóm máu B Rh-: Có thể hiến máu cho các nhóm máu B +, B-, AB + và AB-. Có thể nhận được hiến máu từ nhóm máu B- và O-;
- Nhóm máu AB Rh+: Có thể hiến máu cho nhóm máu AB +. Có thể nhận được hiến máu từ tất cả tám lnhóm máu.
- Nhóm máu AB Rh-: Có thể hiến máu cho nhóm máu AB + và AB-. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu AB-, A-, B- và O-;
- Nhóm máu O Rh+: Có thể hiến máu cho các nhóm máu O +, A +, B + và AB +. Có thể nhận được hiến máu từ các nhóm máu O + và O-;
- Nhóm máu O Rh-: Có thể hiến máu cho tất cả tám nhóm máu. Chỉ có thể nhận hiến máu từ nhóm máu O-;
- Nhóm máu được sử dụng cho bất kỳ bệnh nhân nào đó chính là nhóm máu O. Người ta hay gọi nhóm máu này là “người hiến máu chung”.
Ở trong các bệnh viện thì hiện nay thiếu rất nhiều nhóm máu O. Nhu cầu nhóm máu O Rh- có nhu cầu cao, khi không có thời gian để xác định nhóm máu của bệnh nhân các trường hợp khẩn cấp đều phải sử dụng nhóm máu này.
Nhóm máu Rh- không nhận máu từ nhóm máu Rh+, lúc này chưa có kháng thể xuất hiện chống Rh+ ngoại trừ lần truyền máu đầu tiên.
Nhóm máu được coi là an toàn và truyền cho tất cả mọi người được là nhóm máu O (-). Mọi trường hợp thì nhóm máu này đều có thể tương thích được hết. Đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu khẩn cấp mà chưa biết ngay nhóm máu của người nhận.
Mang nhóm máu hiếm nhất sẽ có rủi ro gì?
Đối với những nhóm máu thường thì không sao. Nhưng nếu như bạn thuộc nhóm máu hiếm thì sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt là 2 vấn đề lớn dưới đây.
Ảnh hưởng đến thai kỳ
Click ngay: 2 nhóm máu nào không nên lấy nhau để biết thêm thông tin
Trước khi mang thai, phụ nên đi kiểm tra xem mình có thuộc nhóm máu hiếm hay không. Đứa trẻ lại thừa hưởng nhóm máu Rh dương tính (+) từ cha nhưng trên thực tế người mẹ lại sở hữu yếu tố Rh âm tính (-). Như vậy, đứa trẻ sinh ra sẽ bị gặp tình trạng bất đồng nhóm máu Rh. Tình trạng này sẽ gây thiếu máu tan máu cho thai nhi và trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời. Bởi lúc này, cơ thể mẹ sẽ phản ứng với Rh (+) trong máu con và tạo ra các kháng thể tấn công vào máu của con.
Một loại thuốc được ngăn ngừa phản ứng là Rh immunoglobulin (RhIg) sẽ được sử dụng cho phụ nữ mang thai có nhóm máu Rh (-).
Truyền máu, hiến máu
Bạn nên chủ động liên hệ với hội nhóm những người có cùng nhóm máu với mình để có thể cho và/hoặc nhận máu khi cần thiết nếu trường hợp bạn thuộc nhóm máu hiếm nhất hoặc có yếu tố Rh (-).
Như đã phân tích quy tắc cho nhận máu ở trên thì nhóm máu này rất hiếm. Thêm vào đó, sẽ gây nguy hiểm tính mạng vì cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào máu lạ nên việc nhận máu không đúng nhóm máu theo hệ thống ABO. Ví dụ nhóm máu A sẽ không bao giờ nhận được nhóm máu B và ngược lại.
Vì vậy, bạn có thể nhận máu từ người hiến có cùng nhóm máu hoặc có nhóm máu tương thích.
Trong các loại nhóm máu chung thì nhóm máu hiếm nhất trên thế giới là nhóm AB, nhóm O (+) là nhóm phổ biến nhất. Bạn cần nắm rõ được máu hiếm là máu gì để có phương án kịp thời.