Hiện nay, nhu cầu máu để điều trị cho cấp cứu, tai nạn cần số lượng truyền máu rất lớn. Vậy 1lit máu bao nhiêu tiền? Hãy tìm hiểu những thông tin liên quan đến việc hiến máu trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

Điều kiện để tham gia hiến máu

Hiến máu là một hành động tự nguyện cho máu của mình để dùng cho mục đích truyền máu hay chế tạo dược phẩm bằng quá trình phân đoạn (tách các thành phần trong máu). Hiến máu có thể là máu toàn phần hoặc các thành phần khác của máu. Ngân hàng máu thường tham gia vào quá trình thu thập máu cũng như các thủ tục theo dõi máu.

Điều kiện để được hiến máu theo tiêu chuẩn của Bộ y tế cụ thể như sau:

  • Tất cả mọi người từ 18 – 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.
  • Phải có giấy tờ tùy thân.
  • Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.
  • Cân nặng ít nhất là 45kg đối với nam giới và 42kg đối với phụ nữ. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 500ml mỗi lần và không quá 9ml/ kg cân nặng.
  • Thời gian giữa 2 lần hiến máu tối thiểu là 12 tuần.

Bên cạnh đó, các trường hợp không nên hiến máu gồm:

  • Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.
  • Người có các bệnh mãn tính: huyết áp, tim mạch, hô hấp, dạ dày…
  • Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C và các virus lây qua đường truyền máu.

1lit máu bao nhiêu tiềnTìm hiểu 1lit máu bao nhiêu tiền?

Xem thêm: Cập nhật những thông tin thú vị về đời sống và xã hội

Tìm hiểu 1lit máu bao nhiêu tiền?

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 17/2020/TT-BYT quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BYT mức chi cho người hiến máu lấy tiền như sau:

+ Chi tiền trực tiếp cho người hiến máu toàn phần:

  • Một đơn vị máu có thể tích 450ml: 430.000 đồng.
  • Một đơn vị máu có thể tích 350ml: 320.000 đồng.
  • Một đơn vị máu có thể tích 250ml: 195.000 đồng.

+ Chi tiền trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu:

  • Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.
  • Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 600.000 đồng.
  • Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng.

Thông thường, một đơn vị máu có khối lượng 250ml máu toàn phần sau khi được lấy, bảo quản và được làm toàn bộ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết theo quy định chuyên môn của Bộ Y tế được coi là đơn vị máu chuẩn.

Những lợi ích của việc hiến máu

Hiến máu nhân đạo không chỉ giúp cứu mạng người khác mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người hiến dưới đây.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hiến máu thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được hàm lượng sắt. Khi lượng sắt dư thừa hình thành trong cơ thể có thể gây tổn thương oxy hóa và đây là nguyên nhân chính gây tổn thương mô.

Do đó, việc hiến máu không chỉ giúp kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể mà còn giảm nguy cơ bệnh tim nói chung. Đồng thời cũng cải thiện sức khỏe tim bằng cách làm giảm nguy cơ lão hóa sớm, đau tim và đột quỵ.

1lit máu bao nhiêu tiềnTìm hiểu 1lit máu bao nhiêu tiền?

Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt máu màu đen

Tái tạo các tế bào máu mới

Lợi ích của việc hiến máu đó chính là sự tái tạo hồng cầu mới. Cứ sau 3 tháng, các tế bào hồng cầu sẽ chết đi và tủy xương cần tạo mới hồng cầu. Dù bạn có hiến máu hay không thì lượng hồng cầu đó cũng bị tiêu hủy.

Sau khi hiến máu, cơ thể sẽ hoạt động để bổ sung lại lượng máu đã mất. Điều này giúp kích thích quá trình sản sinh các tế bào máu mới và các tế bào mới sẽ luân phiên giúp duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh.

Giảm nguy cơ ung thư

Hiện máu có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Với việc hiến máu, hàm lượng sắt tích tụ trong cơ thể sẽ được duy trì ở mức lành mạnh. Nhờ đó, nguy cơ bị ung thư phổi, gan, ruột già, dạ dày và cổ họng giảm dần khi tần suất hiến máu tăng lên nhờ giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể.

Đốt cháy calo

Mỗi lần hiến máu cơ thể bạn sẽ đốt khoảng 650 – 700 Kcal cho mỗi 450ml máu. Cân nặng có liên quan tới hấp thu calo nên hiến máu có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Tuy nhiên, thời gian hiến máu an toàn nhất là khoảng ba tháng 1 lần. Không được hiến máu nhiều hơn vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và hàm lượng haemoglobin và sắt trong máu.

Những điều cần lưu ý trước và sau khi hiến máu

Trước khi hiến máu

Trước khi hiến máu, bạn nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng và không nên thức quá khuya. Bên cạnh đó, bạn nên ăn những thức ăn thanh đạm, không nên ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ. Lưu ý, tuyệt đối không được uống rượu bia trước khi hiến máu.

Khi đi hiến máu, bạn nên để tâm lý thoải mái và đừng quá áp lực. Đặc biệt, bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể để đảm bảo hoạt động hiến máu diễn ra thuận lợi.

Trong khi hiến máu

Sau khi làm thủ tục bạn nên tìm một chỗ ngồi để nghỉ ngơi, thư giãn và giảm căng thẳng. Bạn có thể nghe nhạc, nhắn tin, trò chuyện với những người xung quanh để nhận được những kinh nghiệm.

Trong thời gian lấy máu nếu thấy bất cứ biểu hiện như: buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau buốt ở vị trí kim tiêm thì cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Sau khi hiến máu

Sau khi hiến máu, bạn nên duỗi thẳng cánh tay và hơi nâng cao trong khoảng 15 phút, hạn chế gập cánh tay trong quá trình hiến máu. Bạn chỉ được đứng dậy và rời khỏi vị trí khi được sự đồng ý của nhân viên y tế.

Nếu có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn thì nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ 10 – 15 phút và có thể uống một chút nước ấm có pha đường hoặc uống trà gừng. Để miếng băng dính sau ít nhất 4 – 6 giờ, không nên bỏ miếng băng dính quá sớm sẽ gây chảy máu.

Sau khi về nhà bạn nên ăn uống, nghỉ hợp lý để cơ thể hồi phục tốt nhất và tránh các hoạt động vận động mạnh, mất nhiều sức như leo núi, chạy bộ, đá bóng, bóng chuyền… Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các thực phẩm tốt cho việc hồi máu như: thịt bò, sữa, trứng, quả bơ, măng cụt, cà rốt, cà chua… Bạn có thể sử dụng các sản phẩm có thể bổ máu như sản phẩm chứa sắt, vitamin B12, acid folic.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được 1lit máu bao nhiêu tiền cũng như những lợi ích và lưu ý khi hiến máu để đảm bảo sức khỏe.

Rate this post