Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, đặc điểm nhóm máu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính cách của con người. Vậy 2 nhóm máu nào không nên lấy nhau? Hãy tìm hiểu về cách phân loại các nhóm máu trong bài viết dưới đây.

Mục Lục

Phân loại các nhóm máu

Theo các nhà khoa học, hiện nay đã xác định được khoảng 30 hệ nhóm máu khác nhau của hồng cầu với 300 kháng nguyên. Trong đó, hệ nhóm máu ABO và Rh D là hai hệ chính, có vai trò rất quan trọng vì chúng có tính sinh miễn dịch cực mạnh.

Hệ nhóm máu ABO

Hệ nhóm máu ABO có 4 nhóm máu cơ bản bao gồm nhóm máu A, B, O và AB. Đặc điểm của từng nhóm máu như sau:

  • Nhóm máu A: Đây là nhóm máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết thanh. Nhóm máu A có thể nhận máu truyền từ người cho có nhóm máu A hoặc O. Bên cạnh đó, người có nhóm máu này có thể hiến máu cho người khác có cùng nhóm máu A hoặc nhóm máu AB.
  • Nhóm máu B: Đây là nhóm máu có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể A trong huyết thanh. Người có nhóm máu này cũng có thể nhận máu truyền từ người cho có nhóm máu B hoặc O. Ngoài ra, người có nhóm máu B có thể hiến máu cho người có cùng nhóm máu B hoặc AB.
  • Nhóm máu O: Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Nhóm máu này không có kháng nguyên A, kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu nhưng lại có cả kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. Do các kháng thể trong huyết tương của nhóm máu O sẽ tấn công các loại khác nên những người có nhóm máu này chỉ có thể nhận máu từ người có cùng nhóm máu O. Tuy nhiên, người nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác bởi nhóm máu này hoàn toàn không có kháng nguyên.
  • Nhóm máu AB: Đặc điểm của nhóm máu này là có kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. Vì có cả hai kháng nguyên AB trên tế bào hồng cầu nên người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho người có cùng nhóm máu AB. Bên cạnh đó, người có nhóm máu AB có thể nhận máu từ bất kỳ người có nhóm máu nào.

2 nhóm máu nào không nên lấy nhauGiải đáp thắc mắc: 2 nhóm máu nào không nên lấy nhau?

Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt máu màu đen

Hệ nhóm máu Rh – kháng nguyên D (Rh D)

Kháng nguyên D thuộc hệ nhóm máu Rh có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ nhóm máu ABO. Vì vậy, đây là hệ nhóm máu quan trọng sau hệ nhóm máu ABO.

Hầu hết máu ở người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu và thường được gọi là Rh D(+). Ngược lại, nếu không có kháng nguyên D trên hồng cầu thì được gọi là Rh D(-).

Những người có nhóm máu Rh D(-) có thể truyền máu cho người có nhóm máu Rh D(+), nhưng chỉ được nhận máu truyền từ người có cùng nhóm máu và có Rh D(-). Tại Việt Nam, tỷ lệ người có Rh D(-) chỉ khoảng 0,07% nên được xem là một nhóm máu hiếm.

2 nhóm máu nào không nên lấy nhauGiải đáp thắc mắc: 2 nhóm máu nào không nên lấy nhau?

Xem thêm: Tìm hiểu 1lit máu bao nhiêu tiền? Những lợi ích của việc hiến máu

Tìm hiểu 2 nhóm máu nào không nên lấy nhau?

Trước khi kết hôn, bạn nên biết rằng một số nhóm máu không nên có con với nhau. Ví dụ người nhóm máu A và B thì đừng nên sinh con với nhau. Bên cạnh đó, một tác nhân khác cũng cần xem xét là nhân tố Rh.

Nếu bố mang nhóm máu Rh+ và mẹ mang nhóm máu Rh-, khi mang thai có thể xảy ra những bất đồng nhóm máu giữa mẹ bầu và thai nhi. Những đứa trẻ bị bất đồng nhóm máu với người mẹ sau khi ra đời có thể có nguy cơ bị thiểu năng trí tuệ, vàng da, tán huyết. Thậm chí sẩy thai hoặc chết lưu trong quá trình mang thai.

Thực tế, nhiều bang ở Mỹ đã đề nghị các cặp đôi phải đi kiểm tra nhóm máu trước khi muốn kết hôn, bởi vì trẻ em sinh ra từ những sự kết hợp như thế này rất dễ mắc những bệnh nặng trầm trọng suốt cuộc đời. Do đó, tốt nhất là bạn nên đi kiểm tra nhóm máu của mình trước khi kết hôn hoặc có ý định sinh con.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được 2 nhóm máu nào không nên lấy nhau và các đặc điểm của từng nhóm máu.

1/5 - (1 bình chọn)