Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Đi tiểu ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị bệnh tiểu ra máu như thế nào? Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn tình trạng tiểu ra máu.

Mục Lục

Tiểu ra máu là gì?

Thận sẽ tiết ra chất lỏng thải ra ngoài cơ thể qua đường niệu đạo được gọi là nước tiểu. Chế độ ăn uống của mỗi người mà màu sắc, liều lượng nước tiểu khi tiết ra ngoài mà sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên màu sắc của nước tiểu sẽ phản ánh đến tình trạng sức khỏe của cơ thể. Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện lượng hồng cầu bất thường trong nước tiểu.

Tiểu ra máu được phân làm 2 loại là tiểu ra máu đại thể và tiểu ra máu vi thể

Tiểu ra máu đại thể: Nước tiểu sẫm màu dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Ở mức độ ít sẽ có màu hồng nhạt, mức độ nhiều hơn sẽ có màu đỏ thẫm kèm máu cục. Ít trường hợp nước tiểu kèm màu nâu sẫm kèm lắng cặn.

Tiểu ra máu vi thể: Nước tiểu có màu bất thường, mắt thường khó để thấy có máu tuy nhiên khi xét nghiệm tế bào học sẽ thấy số lượng hồng cầu lớn hơn 10.000 hồng cầu/ ml.

Đi tiểu ra máu là dấu hiệu bệnh gì?

Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là bệnh lý xảy ra nhiều ở phụ nữ với các dấu hiệu như đi tiểu ra máu, tiểu buốt rát, tiểu có mùi khó ngửi, đau lưng, đau hoặc rát ở niệu đạo khi đi tiểu, nước tiểu có mùi. Ở nam giới xuất hiện tình trạng đái buốt ra mủ.

  • Nhiễm khuẩn thận

Do các vi khuẩn tồn tại lâu trong đường tiết niệu, bàng quang sau đó sẽ thông qua đường máu và di chuyển đến thận, niệu quản. Nên sẽ gây ra tình trạng viêm thận, viêm bể thận khiến cho người bệnh có những triệu chứng như đi tiểu ra máu, sốt, ớn lạnh, đau vùng thắt lưng, nôn, buồn nôn…

tieu-ra-mau
Sỏi thận có thể gây tiểu ra máu
  • Thận hoặc bàng quang có sỏi

Khi nhịn tiểu quá lâu xuất hiện các chất cặn có trong nước tiểu lắng xuống dần hình thành những tinh thể rắn để chuyển hóa thành sỏi cứng ở bàng quang, thận, viêm bàng quang, viêm thận bể.  Những triệu chứng nhận biết thận hoặc bàng quang có sỏi là do bí tiểu, tiểu khó, tiểu ra máu và kèm theo các cơn đau tại thận.

  • Tiểu máu sau gắng sức

Việc tập thể dục với cường độ mạnh và không có kế hoạch bù nước đúng cách sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiểu ra máu.

  • Phì đại tiền liệt tuyến, viêm tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt khi phát triển quá mức ở người lớn tuổi, tuyến tiền liệt sẽ bị chèn ép vào niệu đạo từ đó cản trở dòng nước tiểu khiến cho người bệnh đi tiểu khó kèm theo nhiều triệu chứng như tiểu nhiều lần vào ban đêm, bí tiểu dù đã rặn gắng sức và đau vùng bụng dưới.

  • Đặt ống thông tiểu

Nhiều người gặp khó khăn trong quá trình đi tiểu do chấn thương, phẫu thuật hoặc bệnh lý vì vậy ống thông tiểu được đặt vào bàng quang để lưu thông nước tiểu ra. Chính những ống thông nước tiểu này sẽ gây ra vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu ra máu.

  • Do sử dụng các loại thuốc

Một số loại thuốc sẽ dẫn đến tình trạng tiểu ra máu như: Thuốc chống đông máu bao gồm: Warfarin và Aspiri; thuốc chống viêm không steroid, hay NSAID nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ làm hỏng thận khiến cho máu xuất hiện nhiều trong nước tiểu; Cyclophosphamide và ifosfamide; Senna loại thuốc nhuận tràng sẽ dẫn đến tiểu ra máu.

  • Ung thư

Nhiều bệnh lý ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang có dấu hiệu nhận biết đau âm ỉ vùng chậu, đau ở dưới lưng, đau khi xuất tinh, có máu trong tinh dịch, đau xương…

Ngoài ra còn nhiều các yếu tố dẫn đến tình trạng tiểu ra máu như:

  • Độ tuổi: Khi nam giới trên 50 tuổi sẽ có khả năng mắc tình trạng phì đại tuyến tiền liệt kéo theo triệu chứng tiểu ra máu.
  • Người mới mắc các triệu chứng nhiễm trùng làm gia tăng nguy cơ tiểu ra máu bao gồm cả viêm thận hoặc viêm cầu thận.
  • Người có tiền sử mắc tình trạng sỏi tiết niệu.
  • Người mắc bệnh tiết niệu kèm theo triệu chứng tiểu ra máu.
  • Do đang trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc chống viêm NSAID, kháng sinh tự phát.
  • Các vận động viên chạy bộ với cường độ mạnh đột ngột
tieu-ra-mau
Tiểu ra máu cần thăm khám và điều trị đúng cách

Xem thêm:

Điều trị tiểu ra máu

Khi xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu để xác định chính xác tình trạng bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách nhằm dứt điểm.

Phác đồ điều trị tiểu ra máu ở người lớn và trẻ em sẽ không có nhiều sự khác nhau. Thông thường phương pháp điều trị sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý mà sẽ điều trị: Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng sẽ cần sử dụng thuống kháng sinh để tiêu diệt được vi khuẩn.

Trường hợp người bị tiểu ra máu do sỏi thận cần kết hợp uống thuốc điều trị với việc sử lý sỏi thận. Nếu kích thước sỏi không quá to người bệnh sẽ được yêu cầu uống nhiều nước để đào thải sỏi thận ra ngoài không cần phẫu thuật hay tán sỏi.

Biện pháp phòng ngừa tiểu ra máu

Nhằm giảm thiểu nguy cơ tiểu ra máu hoặc mắc những bệnh lý về đường tiết niệu bạn có thể dùng các biện pháp phòng ngừa như:

  • Không được nhịn tiểu, nên đi tiểu sau khi quan hệ tình dục nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng gây ra ở bộ phận sinh dục.
  • Nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày. Hạn chế tình trạng ăn mặn để ngăn ngừa sỏi thận.
  • Tránh xa  thuốc lá, bỏ rượu bia và các chất kích thích.

Tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo của nhiều loại bệnh nên ngay khi xuất hiện triệu chứng này cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa sớm. Hy vọng bài viết ở trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin về tiểu ra máu.

Rate this post