Máu bầm là tình trạng diễn ra khá phổ biến và cần thời gian dài mới hoàn toàn mất đi được. Có rất nhiều các phương pháp dân gian được dùng để hồi phục nhanh các vết máu bầm. Vậy nên ăn uống gì để tan máu bầm? Có cách nào để tan máu bầm nhanh nhất?. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp cho thắc mắc ở trên.
Mục Lục
Tìm hiểu máu bầm là gì?
Máu bầm là tình trạng biến đổi màu da khi có chấn thương hoặc va đập mạnh khiến cho các mạch máu nhỏ dưới da bị tổn thương, máu chảy ra khỏi mạch máu và bám vào mô mềm xung quanh. Chính điều này làm xuất hiện vết máu bầm trên bề mặt da.
Trong quá trình bị máu bầm sẽ có màu sắc thay đổi từ đỏ đậm sang những màu khác đây là dấu hiệu sự hồi phục dần dần của bề mặt da.
Hầu hết các trường hợp máu bầm không gây nguy hiểm và có thể biến mất sau một thời gian, tuy nhiên nếu triệu chứng lặp đi lặp lại hoặc đi kèm triệu chứng khác nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết và có cách xử lý sớm.
Xem thêm:
- Chia sẻ 6 ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn uy tín, an toàn
- Cảnh báo dấu hiệu ung thư máu sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả
Ăn uống gì để tan máu bầm?
Tình trạng máu bầm thường sẽ giảm dần và sau đó biến mất trong thời gian dài nhưng sẽ có một số các thực phẩm giúp tăng cường quá trình phục hồi và giảm máu bầm nhanh chóng.
Một số các nhóm thực phẩm tốt cho tình trạng máu bầm như:
Nhóm thực phẩm chứa Vitamin C
Bổ sung Vitamin C sẽ giúp giảm sự xuất hiện của máu bầm, bên cạnh đó nâng cao quá trình phục hồi của da.
Các loại trái cây có chứa nhiều Vitamin C như cam, dứa, chanh, các loại rau xanh như bó xôi, đặc biệt trong bơ có khả năng hỗ trợ tái tạo da, thúc đẩy quá trình tăng cường sản xuất collagen – một chất quan trọng giúp da khỏe mạnh, giảm thâm, tan máu bầm nhanh chóng.
Nhóm thực phẩm chứa Vitamin K
Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đông máu, phục hồi nhanh chóng tình trạng máu bầm.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin K như: Rau cải, rau bina, bắp cải, các loại thảo dược như cây lúa mạch…
Thực phẩm giàu chất chống vi khuẩn
Khi ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng sẽ giúp cho quá trình hồi phục máu bầm trong thời gian ngắn, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng.
Bởi vậy trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể sử dụng các thực phẩm chứa chất chống vi khuẩn có trong tự nhiên như mật ong, tỏi.
Thực phẩm chứa quercetin
Quercetin – hợp chất có khả năng hạn chế được tình trạng viêm nhiễm, đồng thời tăng cường lưu lượng máu đến khu vực máu bầm.
Có nhiều các thực phẩm chứa hợp chất Quercetin như: Cây lúa mạch, quả mâm xôi, hành lá, hành tây, dâu tây…
Nhóm thực phẩm giàu Protein
Protein có vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào da, bên cạnh đó tạo ra collagen mới để da hồi phục nhanh hơn.
Nên lựa chọn các thực phẩm chứa hàm lượng lớn protein như: Cá, thịt gà, trứng, đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Nước
Cơ thể khi được cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sưng tấy, hỗ trợ quá trình loại bỏ độc tố, những tế bào da bị tổn thương ra khỏi cơ thể.
Bởi vậy nên duy trì việc cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, tốt nhất nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày để đáp ứng các hoạt động khác của cơ thể.
Việc ăn uống sẽ là một phần trong việc tái tạo da và giảm máu bầm song song với đó cần chăm sóc vùng da bị tổn thương, giữ cho vùng máu bầm sạch sẽ.
Mặc dù vậy nếu trường hợp vết máu bầm quá lớn hoặc kéo dài chưa đỡ bầm tím hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tình trạng tổn thương nghiêm trọng và có biện pháp điều trị hiệu quả.
Cách làm tan máu bầm nhanh chóng
Có nhiều các phương pháp để giảm đau và hồi phục nhanh chóng tình trạng máu bầm, cụ thể như:
Phương pháp chườm đá
Mỗi khi gặp phải tình trạng máu bầm hay sưng tấy trên cơ thể mọi người thường sử dụng chườm đá lạnh lên vùng bị tổn thương nhằm ức chế các hoạt động của tế bào thần kinh ở vị trí bầm tím, giảm sưng, giảm đau.
Cách thực hiện:
- Bọc đá lạnh vào một miếng vải mềm hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa da và đá.
- Dùng chườm tại vùng máu bầm trong khoảng 15 phút, duy trì chườm đá nhiều lần/ ngày để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp chườm ấm
Việc chườm ấm sẽ giúp máu lưu thông dễ hơn và giảm sưng. Nếu người bị máu bầm là trẻ em hoặc người già có thể dùng phương pháp chườm ấm sẽ phù hợp hơn.
Cách thực hiện:
- Dùng khăn ấm hoặc túi chườm, chai nước ấm, đèn sưởi để chườm ấm vào vết máu bầm.
Phương pháp lăn trứng gà
Đây là một trong những phương pháp dân gian dùng trứng gà đã luộc để giảm đau, tan nhanh chóng vết máu bầm. Dùng trứng gà luộc để lăn lên vết máu bầm sẽ giúp giảm đau, các tổn thương hồi phục nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Luộc trứng gà và lột vỏ.
- Lăn lên vết máu bầm khi trứng gà còn nóng, duy trì thực hiện vài lần/ ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng dầu gió
Dầu gió thoa vào vết máu bầm sẽ giúp giảm đau, sưng tấy rất tốt và được nhiều người áp dụng.
Nên thoa một lượng dầu gió vừa đủ lên vết bầm tím, xoa bóp nhẹ nhàng, sau đó có thể cảm nhận hơi rát hoặc nóng nhẹ, tuy nhiên điều này giúp cảm thấy dễ chịu, cải thiện vùng bầm tím.
Sử dụng tỏi
Tỏi là loại gia vị thường thấy ở trong bếp và có nhiều các tác dụng tốt cho sức khỏe người dùng. Đặc biệt trong tỏi chứa chất chống oxy hóa giúp ích cho máu lưu thông tốt hơn, chống viêm.
Bên cạnh việc dùng tỏi hàng ngày trong các bữa ăn, có thể sử dụng nước ép tỏi tươi thoa lên vết máu bầm trên da – đây cũng là cách để giảm vết máu bầm hiệu quả.
Trên đây là các thông tin chia sẻ: Nên ăn uống gì để tan máu bầm và các phương pháp loại bỏ vết bầm nhanh chóng tại nhà, hy vọng từ đó bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe.