Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn Toán ở tiểu học giúp các em học sinh tiếp cận môn học dễ dàng đồng thời lĩnh hội kiến thức chủ động hơn. Mời bạn đọc cùng tham khảo phương pháp dạy học tích cực môn Toán dưới đây nhé.
Mục Lục
1. Tác dụng của việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn Toán
Lấy học sinh là trung tâm của các hoạt động, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành sự sáng tạo, độc lập và tư duy tích cực ở trẻ. Từ đó rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao năng lực phát triển và giải quyết vấn đề. Tạo niềm tin và đem lại sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
Các phương pháp dạy học tích cực môn Toán
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học
Thông qua các hoạt động, học sinh chủ động phát hiện và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng thông qua các hoạt động, hình thành thói quen vận dụng các kiến thức toán học vào các môn học khác và vào thực tiễn.
Học sinh chuyển từ thói theo học tập thụ động sang chủ động, coi trọng các phương pháp có tính chất tìm đoán từ đó rèn luyện các tư duy phân tích, tổng hợp, đặc biệt hóa, khái quát hóa, so sánh, tương tự, … giúp các em có thể tự học, tự làm bài được đồng thời phát huy khả năng sáng tạo của mình.
Tăng cường sự kết nối, học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, tương tác nhiều hơn tạo điều kiện nâng cao trình độ, vận dụng vốn hiểu biết của mình và kinh nghiệm cá nhân và tập thể.
Giáo viên là người dẫn dắt vấn đề, hướng dẫn học sinh tự điều chỉnh cách học, giáo viên cho học sinh tự đánh giá bài làm của bản thân, phát biểu và đóng góp ý kiến của bạn, nêu cách sửa chữa. Cuối cùng giáo viên tổng hợp và đưa ra kết luận.
3. Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực môn Toán ở tiểu học
3.1 Phương pháp gợi mở vấn đáp
Giáo viên không đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà để sinh từng bước tư duy ra vấn đề. Phương pháp vấn đáp tương đối thích hợp với chương trình dạy Toán ở tiểu học, giúp không khí lớp học trở nên sôi nổi, kích thích sự hứng thú học tập và sự tự tin của học sinh trước mỗi câu trả lời, rèn luyện khả năng trình bày và diễn đạt. Đồng thời giúp các em ghi nhớ được kiến thức chắc chắn gắn với trong tình huống cụ
3.2 Phương pháp trực quan
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể, thông qua đó nắm được kiến thức và kỹ năng tương ứng. Từ đó giúp các em hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết để nắm được các tư duy trìu tượng.
3.3 Phương pháp thực hành luyện tập
Là phương pháp học sinh hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần một hoạt động hay thao tác nào đó. Hoạt động thực hành luyện tập chiếm 50% tổng thời gian học ở tiểu học. Do đó phương pháp này thường xuyên được áp dụng, giúp các em nắm được các kiến thức từ đơn giản đến phức tạp, học sinh ngày càng hiểu sâu và nắm chắc kiến thức mới.
3.4 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Giáo viên tạo ra các tình huống có vấn đề để tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Thông qua đó kiến tạo tri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được mục đích trong học tập.
3.5 Phương pháp kiến tạo
Học sinh dựa trên những kiến thức đã có để giải quyết tình huống mới nảy sinh và sắp xếp các kiến thức mới nhận được vào cấu trúc kiến thức hiện có.
Hy vọng bài viết về các phương pháp dạy học tích cực môn Toán trên đây sẽ cung cấp các thông tin bổ ích cho bạn đọc.