Hiện nay phương pháp dạy học tích cực mang lại nhiều kết quả cao trong học tập vừa giúp các em học sinh ghi nhớ và nắm chắc được kiến thức đồng thời có sự tương tác và kết nối đội nhóm trong quá trình học. Vậy các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học hiện nay đang được áp dụng là gì, bạn đọc cùng theo dõi qua bài tổng hợp dưới đây nhé.
Mục Lục
1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
Phương pháp dạy học tích cực hiện nay tập trung vào việc phát huy tính chủ động và sáng tạo ở học sinh. Áp dụng phương pháp này rèn luyện tính tự học, tư duy, tìm tòi khám phá của học sinh trong từng môn học, lớp học. Giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, đồng thời có hứng thú và niềm vui trong học tập.
Các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học sinh. Từ việc hứng thú và tự giác trong học tập sẽ kích thích các em chủ động suy nghĩ, tích cực tư duy, bàn luận đóng góp ý kiến, kiên trì để đi đến kết quả cuối cùng. Trong quá trình học chú trọng đến phương pháp tự học, và khuyến khích việc học theo cặp, theo nhóm để tăng cường tương tác thảo luận.
Trong phương pháp dạy học tích cực này giáo viên là người gợi ý và nêu lên vấn đề, để cho học sinh chủ động bàn luận, tìm ra vấn đề đó. Giáo viên không truyền đạt hết ý mà chỉ dẫn dắt học sinh đi đến việc kết luận ra vấn đề bằng cách vận dụng chuyên môn nghề nghiệp, sự nhiệt tình, sáng tạo và có thể truyền động lực cho các em.
2. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Tiểu học
2.1 Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp hay còn gọi là đàm thoại. Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giáo viên là người đặt câu hỏi để học sinh tư duy nhớ lại kiến thức. Có thể là vấn đáp kiểu tái hiện lại nội dung, vấn đáp giải thích minh họa để làm sáng tỏ vấn đề, hoặc, giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng. Học sinh có thể trả lời trực tiếp hoặc có thể cùng nhau tranh luận để hiểu được vấn đề của nội dung bài học.
Phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
➤ Xem thêm: Ứng dụng của tin học trong giáo dục
2.2 Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
Các em sẽ phát hiện và đưa ra phương pháp giải quyết, đây được xem là mục tiêu giáo dục và đào tạo. Không chỉ trong học tập mà nó sẽ giúp các em vận dụng cả trong thực tế hàng ngày. Từ việc suy nghĩ để đặt tình huống, xây dựng tình huống, sau đó đề xuất lập ra kế hoạch để thực hiện, cuối cùng là khẳng định lại vấn đề. Trong đó giáo viên là người cung cấp các thông tin tình huống. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
2.3 Phương pháp hoạt động nhóm
Việc phân chia nhóm một cách tự nhiên hoặc có chủ định tùy vào mục đích và yêu cầu của chủ đề học tập. Cả nhóm sẽ cùng nhau trao đổi, nghiên cứu, tìm tòi thực hiện những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm có thể đề cử nhóm trưởng, đặt tên cho nhóm, slogan của nhóm để tăng thêm không khí thi đua nhau. Mỗi một vấn đề được bàn luận và thống nhất với sự có mặt của tất cả các thành viên, nhóm sẽ cử người đại diện để phát biểu theo tinh thần chung của nhóm.
Phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
2.4 Phương pháp đóng vai
Giáo viên sẽ xây dựng tình huống giả định, từ đó học sinh sẽ đóng vai và thực hiện một số cách ứng xử để giải quyết tình huống. Phương pháp này khơi gợi và phát huy tính sáng tạo của học sinh đồng thời cũng đòi hỏi sự nhập vai tốt. Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực.
Trên đây là các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học mà giáo viên thường áp dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.