Nói đến bác sĩ Vũ Minh Đức, người ta nghĩ ngay đến một người đa tài: Là bác sĩ giỏi, nhà quản lý có tiếng và cũng là nhạc sĩ kiêm tác giả tản văn. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bác sĩ Vũ Minh Đức qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

Thông tin về bác sĩ Vũ Minh Đức

Bác sĩ Vũ Minh Đức tốt nghiệp Đại học Y khoa năm 1995, giành học bổng y khoa tại Paris năm 2000, là một trong những người tiên phong về kỹ thuật chụp và nong động mạch vành tại Việt Nam. Anh còn là cái tên quen thuộc trong làng nhạc qua những bài hát về tình yêu, quê hương, lòng nhân ái, thiếu nhi và là tác giả cuốn sách “Sài Gòn chữ vội trên vai”, “Thư gửi con – bao giờ cho hết yêu thương”…

Anh có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội tiết, chuyên sâu về chẩn đoán, điều trị đái tháo đường, điều trị, chăm sóc vết thương bàn chân do đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, các rối loạn chuyển hóa (rối loạn mỡ máu, acid uric…), siêu âm tuyến giáp và chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm, các bệnh lý của tuyến yên và tuyến thượng thận, theo dõi, điều trị đái tháo đường thai kỳ.

Bác sĩ Vũ Minh Đức là thành viên của Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam, Hội Nội tiết – Đái tháo đường Hà Nội, và hiện là Trưởng Đơn nguyên Nội tiết – Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Cuộc phỏng vấn bác sĩ Vũ Minh Đức với báo Lao động

Chan-dung-bac-si-Vu-Minh-Duc
Chân dung bác sĩ Vũ Minh Đức

Xem thêm: Các quỹ từ thiện ở Việt Nam

Xin anh cho biết cơ duyên nhận học bổng ở Pháp, rồi trở thành một trong những bác sĩ đi tiên phong về kỹ thuật chụp, nong động mạch vành trong nước?

– Tôi về công tác ở Bệnh viện Thống Nhất năm 1998, rồi hai năm sau đó, đúng năm 2000, may mắn nhận học bổng ở Pháp, học về chuyên ngành tim mạch, kỹ thuật chụp và nong động mạch vành – một kỹ thuật rất mới, mà lúc đó, chỉ có 3 đơn vị triển khai được ở miền Nam là BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất, và Viện Tim TPHCM. Sau này, kết hợp với một số chuyên gia nước ngoài và đàn anh ở BV Chợ Rẫy, chúng tôi đã triển khai thành công kỹ thuật trên tại BV Thống Nhất.

Suốt 22 năm gắn bó với nghề, anh nghĩ gì về ngành y?

– Nói đến ngành y ở VN thì phải nói đến hai lĩnh vực: Công và tư. Môi trường công đem lại cho bác sĩ cảm giác an toàn, cứ thế mà làm, tuy nhiên lại dễ có cảm giác an phận, ngại đụng chạm, không dám có ý kiến gì ngược lại số đông, và chỉ những ai kiên tâm, có sức chịu đựng thì mới phát triển tay nghề. Một số tài năng được trọng dụng, nhưng nhìn chung, việc đánh giá chuyên môn vẫn bị đánh đồng một lứa.

Còn ở môi trường tư nhân, thoạt nhìn có vẻ khắc nghiệt hơn, vì người ta cân đo giữa chi phí và doanh thu, bắt buộc bạn phải chứng minh tính hiệu quả trong công việc; thế nhưng ở môi trường này, lương bổng hợp lý hơn, bác sĩ tích cực, năng động hơn, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước sự việc mình đảm trách, thay vì “chịu trách nhiệm tập thể”. Do đó, bác sĩ ở bệnh viện tư mạnh dạn sáng tạo, xây dựng được các quy trình để công việc vận hành hiệu quả hơn. Khi làm ở môi trường tư nhân, tôi thấy mình được là mình, chủ động trong nhiều việc.

Theo tôi nghĩ, môi trường nào để bác sĩ chứng minh được tài năng của mình, tiếp cận bệnh nhân nhiều hơn, dành đầu óc suy nghĩ những điều tốt đẹp cho bệnh nhân, và cao hơn, có cách đối xử với đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới hợp lý, hợp tình, mọi người coi nhau như trong một gia đình, thì đó là môi trường tốt nhất. Như vậy thì mới dễ tạo nên văn hóa trong bệnh viện, giống như văn hóa của doanh nghiệp. Và một bác sĩ trong môi trường y tế tư nhân, không chỉ giỏi chuyên môn, mà giỏi cả quản lý. Nếu không quản lý bệnh viện như một doanh nghiệp, thì khó có thể tăng cao chất lượng phục vụ và sắp xếp mọi thứ có hệ thống. Đó là lý do sau một thời gian làm ở bệnh viện công, tôi có dịp cọ xát ở môi trường tư, và muốn xây dựng hình ảnh của các bệnh viện, phòng khám quốc tế tư nhân với những chuẩn mực nhất định.

Phải chăng tình hình y đức hiện nay đang rất đáng báo động như truyền thông đang lên tiếng?

– Tôi không nghĩ y đức đang xuống dốc báo động. Lý do khiến người ta có cảm giác đấy thực ra là vì cổng thông tin hiện nay mở rộng hơn, rồi mạng cộng đồng phát triển… nên nhiều sự cố trong ngành được cập nhật nhanh và nhiều hơn. Ngày trước có khi còn nhiều sự cố hơn, nhưng vì ít thông tin mà người ta không biết đến. Ở một góc nhìn tích cực nào đó, tôi lại thấy bây giờ mọi việc có vẻ đang tốt hơn, đương nhiên không đề cập đến số ít đối tượng xấu vẫn vi phạm…

Xem thêm: Lương y Phạm Văn Thanh

Bac-si-Vu-Minh-Duc-hien-la-Truong-Don-nguyen-Noi-tiet-Khoa-Noi-tong-hop-Benh-vien-Da-khoa-Quoc-te-Vinmec
Bác sĩ Vũ Minh Đức hiện là Trưởng Đơn nguyên Nội tiết – Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Ngày trước, y tế công chiếm ưu thế độc tôn, khiến người bác sĩ rất khổ. Bác sĩ mới ra trường đi làm công quả, “làm không công”, nhiều năm sau cũng không được nhận vào bệnh viện. Từ khi có y tế tư nhân, nhiều người có chỗ làm hơn, còn người ở môi trường công cũng có chỗ thể hiện mình hơn. Đạo đức cũng tốt hơn, lý do, bác sĩ phải khẳng định được tên tuổi thì mới có khả năng đứng vững ở trong môi trường công lẫn tư.

Thứ hai, bệnh nhân bây giờ hiểu biết nhiều hơn, họ đặt nhiều câu hỏi kín kẽ và bác sĩ phải biết cách trả lời đầy đủ. Các bệnh viện công hiện nay cũng bắt đầu có các lớp đào tạo chăm sóc khách hàng. Cũng do cạnh tranh giữa môi trường tư và công mà bác sĩ cũng phải ăn mặc chỉn chu, ăn nói đàng hoàng, lịch sự hơn, giải thích cho bệnh nhân rõ ràng hơn… Còn về trong sâu thẳm mà nói thì trên tất cả vẫn là cái tâm, và đằng sau đó là văn hóa, nhân cách.

Nhưng không phủ nhận được rằng đến môi trường bệnh viện, người ta vẫn bị ám ảnh trước cảnh chật chội, quá tải, đông đúc, thiếu vệ sinh…

– Chuyện quá tải, nhếch nhác là câu chuyện của cấp quản lý cao hơn, phải có lời giải cho bài toán vĩ mô này. Riêng trong nội bộ bệnh viện sẽ giải quyết bằng cách nào, đó là điều mà những người lãnh đạo như chúng tôi sẽ phải suy nghĩ tìm ra giải pháp. Còn bây giờ, phần lớn làm theo thói quen, coi đó là chuyện chung, không phải của riêng ai, bệnh nhân đã vô viện thì cứ nằm đi, còn thiếu thái độ cần đến bệnh nhân …

Cuộc sống hiện tại khiến con người dễ stress, bệnh tim mạch cũng tăng lên. Theo anh, nên nhìn nhận hiện tượng này ra sao?

– Bỏ qua bệnh lý bẩm sinh, nếu nói đến tình trạng bệnh mắc phải, thì yếu tố đầu tiên là môi trường ta hít thở hàng ngày đang bị ô nhiễm; tiếp đến là chế độ ăn, công việc và nhịp sống đảo lộn khiến con người dễ stress nhiều hơn; thêm nữa, thiếu ý thức tập thể dục, rèn luyện giữ gìn sức khỏe và cuối cùng là thói quen xấu, như hút thuốc, uống rượu…

Rate this post