Dịch hạch là một trong những bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, diễn biến nhanh và nguy hiểm đến tính mạng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này dưới đây nhé.

Mục Lục

Bệnh dịch hạch là gì?

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Yersinia Pestis gây ra, loại vi khuẩn này lưu hành trong quần thể các loài động vật gặm nhấm chủ yếu là chuốt và bọ chét, trong đó chuột được coi là mầm bệnh nguy hiểm nhất. Vi khuẩn này bị chết ở nhiệt độ 550C trong vòng 30 phút, ở 1000C trong vòng 1 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc sát khuẩn thường dùng.

Thoi-gian-u-benh-dich-hach-bao-lau
Thời gian ủ bệnh dịch hạch bao lâu

Xem thêm: Các quỹ từ thiện ở Việt Nam

Bệnh dịch hạch là bệnh có khả năng lây lan nhanh và nguy hiểm do tỷ lệ tử vong cao từ 30-60%. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ, nhưng chủ yếu ở người dưới 20 tuổi, bệnh dễ xảy ra tại nơi đông đúc, chật chội, nơi có điều kiện vệ sinh kém hoặc vùng có nền đất cát, thường xảy ra vào mùa khô, phù hợp với mùa phát triển của vật chủ trung gian là chuột và bọ chét.

Bệnh dịch hạch lây qua đường nào?

Nguồn lây truyền của bệnh dịch hạch là từ các loài động vật gặm nhấm là chủ yếu rồi từ đó nó lây mầm bệnh truyền sang người. Thời gian ủ bệnh của bệnh là từ 1 – 7 ngày, và từ 1 – 4 ngày đối với bệnh dịch hạch thể phổi tiên phát.

Bệnh dịch hạch lây truyền chủ yếu qua trung gian bọ chét, đặc biệt là loài bọ chét chuột Phương Đông. Bọ chét sẽ hút máu vật chủ, từ đó trực khuẩn Yersinia pestis nhân lên trong tiền dạ dày và làm tắc nghẽn đường tiêu hóa của bọ chét. Sau khi bọ chét đốt người,qua vết đốt trực khuẩn gây bệnh Dịch hạch sẽ xâm nhập vào cơ thể con người, lan truyền bệnh. Bệnh còn có thể lây lan trực tiếp từ người sang người qua bọ chét ký sinh trên người.

Ngoài ra, bệnh Dịch hạch còn lây truyền trực tiếp từ vật chủ mang bệnh sang vật chủ lành, mà không thông qua trung gian thông qua các con đường như:

Benh-dich-hach-co-chua-duoc-khong
Bệnh dịch hạch có chữa được không

Xem thêm: Quỹ từ thiện bill gate

  • Đường hô hấp: Bệnh nhân Dịch hạch thể phổi qua nước bọt bắn ra khi ho hoặc hắt hơi có thể lây truyền bệnh cho những người xung quanh. Hoặc người lành hít phải vi khuẩn Dịch hạch trong không khí khi vật chủ chết vì Dịch hạch.
  • Đường da, niêm mạc: Các vi khuẩn Dịch hạch còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua da khi bị trầy xước, tổn thương. Đây là những trường hợp bệnh Dịch hạch khá hiếm gặp.
  • Đường tiêu hóa: Người lành ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn do chuột trực tiếp gieo rắc mầm bệnh. Tuy nhiên, con đường lây truyền bệnh này cũng rất hiếm gặp do vi khuẩn dịch hạch sẽ chết khi thức ăn được nấu chín.

Cách phòng bệnh dịch hạch

Để phòng chống bệnh dịch hạch, chúng ta nên thường xuyên vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, cất giữ lương thực cho người, gia súc kín đáo để chuột và các loài gặm nhấm không có nguồn thực phẩm và môi trường thuận lợi để sống, sinh sôi.

Khi xử lý động vật chết cần phải đeo găng tay để tránh tiếp xúc da với vi khuẩn dịch hạch, thực hiện các biện pháp diệt chuột, bọ chét, phá hủy nơi sinh sản của chuột (chú ý diệt bọ chét trước, diệt chuột sau). Khi thấy nhiều chuột chết bất thường phải báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất, không diệt chuột khi đang xảy ra dịch ở chuột và người.

Khi thấy cơ thể có các triệu chứng nghi dịch hạch như sốt, nổi hạch người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám điều trị cách ly tránh lây lan cho mọi người.

Rate this post