Quy trình và thủ tục thành lập tổ chức phi lợi nhuận là vấn đề nhiều người quan tâm và thắc mắc. Để giúp bạn tìm hiểu vấn đề này, bài viết xin chia sẻ một số điều cần nắm về thủ tục thành lập tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam.
Mục Lục
1. Tổ chức phi lợi nhuận là gì?
Trước khi đi tìm hiểu thủ tục thành lập tổ chức phi lợi nhuận, hãy cùng tìm hiểu thế nào là một tổ chức phi lợi nhuận.
Tổ chức phi lợi nhuận là những tổ chức không dùng nguồn quỹ của nó cho các cổ đông mà dùng nguồn quỹ này có các hoạt động phục vụ cho mục tiêu của tổ chức. Loại hình của tổ chức này có thể là các quỹ từ thiện, hiệp hội thương mại, tổ chức nghệ thuật cộng đồng… Đa phần các tổ chức chính phủ hay cơ quan trực thuộc chính phủ nằm trong định nghĩa này nhưng ở phần lớn sẽ được xếp vào loại tổ chức khác chứ không được xem là loại tổ chức phi lợi nhuận.
2. Tìm hiểu trình tự và thủ tục thành lập tổ chức phi lợi nhuận
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền như sau:
“Điều 12. Bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận
Tổ chức phi lợi nhuận là pháp nhân hoặc tổ chức có hoạt động chính là huy động hoặc phân bổ vốn cho các mục đích từ thiện, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội hoặc mục đích tương tự, không vì mục đích lợi nhuận, bao gồm: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.”
Theo đó, tổ chức phi lợi nhuận sẽ được thành lập dưới các hình thức sau: Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Quỹ xã hội và quỹ từ thiện sẽ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ theo quy định tại Nghị định 30/2012/NĐ-CP.
Hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2012/NĐ-CP , bao gồm:
- Đơn đề nghị thành lập quỹ;
- Dự thảo điều lệ quỹ;
- Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 30/2012/NĐ-CP;
- Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 hoặc Điều 11 Nghị định 30/2012/NĐ-CP.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quản trị ở tổ chức phi lợi nhuận– sự khác biệt với quản trị doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên ,bạn nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 16 Nghị định 30/2012/NĐ-CP, cụ thể:
“Điều 16. Thẩm quyền giải quyết của thủ tục về quỹ
1.Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với:
a) Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh;
b) Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã;
c) Căn cứ điều kiện cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ủy quyền cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ; cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên; đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động; cho phép quỹ hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động; công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ; cho phép thay đổi hoặc cấp lại giấy phép thành lập; thu hồi giấy phép thành lập; giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quỹ có phạm vi hoạt động trong huyện, xã; trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.
Trên đây là một số thông tin tư vấn chia sẻ về đăng ký, thành lập tổ chức phi lợi nhuận. Bài viết hi vọng đã đem đến tin tức hữu ích cho bạn đọc.