Quản trị ở tổ chức phi lợi nhuận như thế nào? Có gì khác biệt với hoạt động quản trị doanh nghiệp? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu vấn đề trên, hãy tham khảo thông tin chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
1. Tổ chức phi lợi nhuận là gì?
Trước khi tìm hiểu công việc quản trị của tổ chức phi lợi nhuận, bạn cần hiểu thế nào là một tổ chức phi lợi nhuận cũng như sự khác biệt của tổ chức này với tổ chức vì lợi nhuận.
Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức không có chủ sở hữu hoặc sở hữu tư nhân; hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục, từ thiện hoặc các mục đích phục vụ cộng đồng; không mang mục tiêu chính là lợi nhuận; và sử dụng lợi nhuận thu được chủ yếu để duy trì, cải thiện và mở rộng hoạt động của tổ chức. Danh mục các tổ chức phi lợi nhuận thật vô cùng đa dạng.
Đó có thể là các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, nghề nghiệp, các tổ chức từ thiện, các tổ chức tôn giáo, các trường học, bệnh viện tư, v.v. Ngày nay, các tổ chức phi lợi nhuận nhưng lại phi chính phủ đang phát triển hết sức mạnh mẽ tạo nên khu vực thứ ba (khu vực xã hội, khu vực phi lợi nhuận, xã hội dân sự), bên cạnh khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.
Các tổ chức này hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản lý, vì lợi ích công cộng, không phân phối lợi nhuận. Hoạt động của các tổ chức thuộc khu vực thứ ba được tài trợ chủ yếu bằng các khoản phí và hiển tặng tình nguyện chứ không phải bằng tiền thuế. Chúng độc lập và được quản lý bởi các ban lãnh đạo tình nguyện riêng của mình.
Theo mục tiêu cơ bản, các tổ chức được phân ra thành tổ chức vì lợi nhuận và tổ chức phi lợi nhuận.
Tổ chức vì lợi nhuận là tổ chức tồn tại chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận. Yêu tố được quan tâm nhất ở các tổ chức này là bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra từ các khoản đầu tư và lợi ích của các chủ sở hữu được thỏa mãn như thế nào. Đó chính là các doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể,
Tổ chức phi lợi nhuận là tổ chức tổn tại để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cộng đồng. Đó là các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức từ thiện, các viện bảo tàng…
*** Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam
2. Sự khác biệt về quản trị ở tổ chức phi lợi nhuận với doanh nghiệp
-
Về chức năng lập dự toán kinh doanh
Việc lập dự toán sản xuất được lập dựa trên mục tiêu thông tin mà nhà quản trị muốn sử dụng. Họ có thể lập dự toán trên nhiều chỉ tiêu khác nhau như hệ thống chỉ tiêu dự toán ngân sách, kinh doanh được xây dựng cho từng quá trình.
Cụ thể là quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh ,của doanh nghiệp và chi tiết cho từng nội dung: vốn bằng tiền, hàng tồn kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động.
Đồng thời, họ cũng tự lập các dự toán hoạt động, dự trù nguồn ngân sách cũng như cách thức quản lý hoạt động dự án để đảm bảo mục tiêu mà dự án mang lại.
-
Chức năng cung cấp thông tin thực hiện
Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để đổ chức tập hợp chi tiết theo từng trung tâm phát sinh chi phí. Từ đó có thể phân loại, đánh giá, kiểm soát chi phí theo từng trung tâ phát sinh hay từng quá trình hoạt động, phạm vi chuyên môn cũng như cấp bậc quản trị.
-
Chức năng cung cấp thông tin ra quyết định
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đối tiện với nhiều quyết định ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp luôn phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra với lợi nhuận thu được, dựa trên các cách thức quản lý và thu thập thông tin, các doanh nghiệp sẽ sử dụng để đưa ra quyết định.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tổ chức phi lợi nhuận và quản trị ở tổ chức phi lợi nhuận. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu khác biệt của công việc quản trị ở tổ chức phi lợi nhuận với doanh nghiệp.