Phương pháp dạy học tích cực là gì? Nhiều người vẫn còn chưa hiểu đầy đủ về khái niệm này? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về phương pháp này nhé.

Mục Lục

1. Phương pháp dạy học tích cực là gì?

Dạy học tích cực được hiểu là việc giáo viên sẽ là người nêu vấn đề, gợi ý những vấn đề để cho học sinh là người chủ động bàn luận, tìm ra vấn đề đó. Thông qua việc gợi ý này sẽ kích thích sự tìm tòi và khám phá ở học sinh. Đối tượng hướng đến của phương pháp chính là học sinh, tập trung vào sự tư duy, tìm tòi, sáng tạo, trong khi giáo viên hay gia sư chỉ là người gợi mở vấn đề.

Giáo viên sẽ không truyền đạt hết những gì mình muốn nói mà là dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu và khám phá những kiến thức đó. Giáo viên phải là người có chuyên môn tốt, sự bản lĩnh, nhiệt tình và nhiều năng lượng hoạt động để có thể dẫn dắt các em.

Phương pháp dạy học tích cực là gì

Phương pháp dạy học tích cực là gì

2. Phương pháp dạy học tích cực có đặc điểm gì?

2.1 Dạy học chủ yếu thông qua các hoạt động của học sinh

Trong mỗi tiết học, đối tượng được hướng đến chủ yếu chính là học sinh sẽ tiến hành tìm tòi, tư duy, khám phá kiến thức thông qua những gợi ý, gợi mở hay sự hướng dẫn của giáo viên. Lúc này, giáo viên có vai trò định hướng gợi mở vấn đề ở một mức độ nhất định, từ đó kích thích sự khám phá, khuyến khích sự tìm tòi và tác động đến tư duy của học sinh về vấn đề đó.

2.2 Chú trọng đến những phương pháp tự học

Khác với phương pháp học truyền thống là đọc chép, cầm tay chỉ việc với những lý thuyết khô khan. Phương pháp tự học sẽ loại bỏ được những yếu tố này mà thay vào đó là để cho học sinh phát hiện, tìm tòi, nghiên cứu rồi đưa ra kết luận thông qua việc bàn luận và tương tác cùng các học sinh khác.

Sau khi học sinh tìm ra kết quả, thì giáo viên sẽ là người kiểm tra lại những kết luận đó đã chính xác và phù hợp với kiến thức chuẩn hay chưa?

Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực

➤ Xem thêm: Các phương pháp dạy học tích cực môn Ngữ Văn

2.3 Ưu tiên những phương pháp học nhóm và học tập thể

Để tăng sự giao lưu, thảo luận, kết nối cũng như thúc đẩy tạo động lực thi đua học tập thì giáo viên cần chia lớp thành các nhóm, có trưởng nhóm, có tên nhóm, có khẩu hiệu … để giúp các em có tinh thần học tập cao hơn, giúp các em phối hợp với nhau để tìm ra phương pháp học tốt nhất.

2.4 Tóm lại tất cả những kiến thức đã học

Khi kết thúc mỗi buổi học, giáo viên sẽ tổng kết lại những kiến thức mà các học sinh hoặc nhóm học sinh đã tìm hiểu ra. Bên cạnh đó sẽ giải thích những vấn đề mà học sinh còn thắc mắc, chưa hiểu, để từ đó cùng trao trao đổi lại và kết luận lại vấn đề. Đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng các phương pháp dạy học tích cực này để giúp học sinh nhanh chóng thích nghi đạt hiệu quả tích cực trong học tập.

3. Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học tích cực

Ưu điểm:

  • Học sinh được chủ động tìm tòi, phát hiện, khám phá và xử lý thông tin. Từ đó hình thành, rèn luyện sự hiểu biết, năng lực và các phẩm chất tốt.
  • Giáo viên sẽ là người định hướng và gợi mở vấn đề, người tổ chức các hoạt động để dạy học sinh tìm ra chân lý. Áp dụng phương pháp này cũng khơi gợi ở giáo viên sự tìm tòi, trau dồi kiến thức nghề nghiệp để luôn tạo sự mới mẻ và hứng thú trong học tập cho các em học sinh.

Ưu điểm của dạy học tích cực là gì

Ưu điểm của dạy học tích cực là gì

  • Nội dung học tập đa dạng phong phú từ kiến thức trong sách giáo khoa, các thử nghiệm, trải nghiệm, …với các hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt ở trường, các buổi trải nghiệm, … học cá nhân, học đôi, học nhóm, học theo cả lớp…
  • Có nhiều phương pháp học tích cực như: Phương pháp vấn đáp, phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai.

Nhược điểm: Người hướng dẫn rất quan trọng, ngoài việc có chuyên môn nghề nghiệp thì giáo viên phải là người có năng lực tổ chức, nhanh nhẹn và sôi động. Nếu giáo viên lại hạn chế về điều này khiến cho buổi học không đạt hiệu quả cao, học sinh không được truyền năng lượng tích cực. Do đó, giáo viên cần tích cực học hỏi và rèn luyện khả năng tổ chức nhiều hơn.

Phương pháp dạy học tích cực là gì? Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về phương pháp dạy học tích cực.

Rate this post