Xét nghiệm máu lắng là gì? Trường hợp nào sẽ được chỉ định xét nghiệm máu lắng? Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng như thế nào?… Có quá nhiều các thắc mắc về xét nghiệm máu lắng, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin giải đáp chi tiết.

Mục Lục

Xét nghiệm máu lắng là gì?

Xét nghiệm máu lắng là xét nghiệm đo lường tốc độ lắng của hồng cầu bằng cách đưa máu đã được chống đông vào trong một cột thẳng đứng. Sau đó từ 1 – 2 giờ sẽ đánh giá lại chiều cao của cột huyết tương để thể hiện sự lắng hồng cầu. Trong trường hợp tình trạng viêm sẽ làm cho những tế bào máu kết tụ và lắng xuống đáy trong thời gian ngắn.

Xét nghiệm đo độ lắng của máu sẽ không phải là xét nghiệm động lập để từ đó chẩn đoán bệnh và giúp bác sĩ chẩn đoán  theo dõi các phản ứng viêm của cơ thể. Từ xét nghiệm này sẽ phát hiện sớm các bệnh lý như sốt cao, nhiễm trùng, viêm khớp, HIV ở giai đoạn đầu…

Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng

Kết quả của xét nghiệm máu lắng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh, cụ thể ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng như:

Giá trị bình thường của xét nghiệm máu lắng

Với mỗi giới tính, độ tuổi sẽ có chỉ số của xét nghiệm máu lắng khác nhau:

Trường hợp nam giới:

  • Dưới 50 tuổi: < 50 mm/1 giờ.
  • Trên 50 tuổi: <20 mm/1 giờ.

Trường hợp nữ giới:

  • Dưới 50 tuổi: < 20mm/1 giờ.
  • Trên 50 tuổi: < 30 mm/1 giờ.
  • Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối và sau sinh: < 50 mm/1 giờ.
  • Phụ nữ đang trong thời gian hành kinh: < 40mm/1 giờ.

Trường hợp trẻ nhỏ:

  • Trẻ nhỏ: 3 – 13 mm/1 giờ.
  • Trẻ sơ sinh: 0 – 2 mm/1h.
mau-lang-la-gi1
Ý nghĩa của xét nghiệm máu lắng là gì?

Xem thêm:

Kết quả chỉ số máu lắng tăng 

Xét nghiệm chỉ số máu lắng tăng hơn so với mức bình thường sẽ là những trường hợp như bị thiếu máu, mắc bệnh thận, cao tuổi, bệnh tuyến giáp, ung thư đa u tủy, ung thư tế bào lympho…

Đối với trường hợp kết quả xét nghiệm máu lắng tăng cao có thể là dấu hiệu của bệnh lý ung thư nếu không có các triệu chứng trên lâm sàng.

Bên cạnh đó chỉ số máu lắng có thể tăng bất thường nếu mắc các bệnh lý tự miễn như viêm khớp, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh globulin to, viêm khớp thoáng qua, viêm mạch máu dị ứng, hoại tử…

Một số những bệnh lý nhiễm trùng cũng sẽ gây ra các ảnh hưởng đến tốc độ máu lắng như viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng toàn thân hệ thống…

Kết quả chỉ số máu lắng giảm 

Khi thấy kết quả chỉ số máu lắng giảm người bệnh có thể mắc phải các nguyên nhân như: Giảm protein, tăng hồng cầu, tăng bạch cầu, suy tim, giảm fibrinogen máu…

Các trường hợp được chỉ định làm xét nghiệm máu lắng

Chỉ số máu lắng sẽ thể hiện tình trạng viêm trong cơ thể, chính vì vậy bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm máu lắng đi kèm với những xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh như xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm CRP…

Được biết xét nghiệm đo tốc độ máu lắng sẽ rất hữu ích cho những trường hợp sốt cao mà không rõ nguyên nhân, có dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp, các tình trạng viêm nhiễm, hoại tử, ung thư, lupus ban đỏ…

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện đo tốc độ máu lắng nhằm theo dõi hiệu quả điều trị bệnh lý nhiễm trùng, bệnh tự miễn… Khi nhận được kết quả chỉ số máu lắng cho thấy người bệnh đang trong giai đoạn phục hồi hiệu quả.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào dấu hiệu của người bệnh để đưa ra chỉ định thực hiện xét nghiệm, cụ thể các triệu chứng như:

– Xuất hiện các vết viêm nhiễm, hoại tử do chấn thương hay những va đập.

– Người bệnh bị đau vai, đau khớp, cổ vào mỗi buổi sáng sớm.

– Giảm trọng lượng cơ thể không rõ nguyên nhân.

– Mắc các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đi ngoài ra máu, đau bụng…

mau-lang-la-gi
Xét nghiệm máu lắng sẽ được thực hiện từ những kỹ thuật viên chuyên khoa

Xét nghiệm máu lắng thực hiện như thế nào?

Để xét nghiệm máu lắng chỉ cần lấy một mẫu khoảng 2ml máu tĩnh mạch. Tiếp đến mẫu máu sẽ gửi đến phòng thí nghiệm và chuyển vào ống nhỏ, tiếp đến để lắng trong 1 giờ bằng trọng lực. Sau khoảng 1 giờ sẽ  được đánh giá mức độ lắng của hồng cầu trong ống nghiệm.

Tình trạng viêm sẽ gây ra những bất thường về protein trong máu. Protein bất thường sẽ khiến cho những tế bào hồng cầu dễ kết tụ với nhau.

Bên cạnh đó bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm xét nghiệm CRP để chẩn đoán xem có các yếu tố gây ra bệnh mạch vành hay những bệnh lý về tim mạch  không.

Thông thường xét nghiệm máu lắng sẽ thực hiện theo phương pháp Westergren, thêm máu vào Westergren đến vạch 200mm. Tiếp đến để đứng tube ở nhiệt độ phòng trong 1 giờ sau đó đo khoảng cách từ đỉnh hỗn hợp máu đến đỉnh hồng cầu lắng xuống.

Lưu ý gì khi có kết quả xét nghiệm máu lắng?

Sau khi thực hiện xét nghiệm và đã nhận được kết quả chỉ số máu lắng bất thường, tuy nhiên điều này sẽ không đủ để kết luận mắc bệnh cụ thể vì đó chỉ là dấu hiệu tình trạng viêm nên cần thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán. Bên cạnh đó cần căn cứ vào các yếu tố khác như giới tính, độ tuổi, phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc… đều có thể gây ảnh hưởng đến kết quả chỉ số xét nghiệm máu lắng.

Sẽ có những trường hợp bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện lại xét nghiệm máu lắng để kiểm tra lại.

Nhận được kết quả xét nghiệm người bệnh cũng không cần quá lo lắng nên tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị.

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về xét nghiệm máu lắng, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường sẽ có kế hoạch kiểm tra sức khỏe đúng cách, hiệu quả.

Rate this post