Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp. Thế nhưng cũng có rất nhiều câu hỏi xung quanh việc hiến máu. Hiến máu có tốt không và những lợi ích của việc làm này là điều được quan tâm nhất. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay cho bạn.

Mục Lục

Hiến máu có tốt không? Lợi ích của việc hiến máu

Bạn được khám sức khỏe miễn phí

Bạn sẽ được đo nhiệt độ, huyết áp, mạch đập và nồng độ hemoglobin trong máu trước khi làm thủ tục hiến máu. Khi lấy máu xong thì máu của bạn cũng sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm và kiểm tra. Bạn cũng sẽ biết được mình có mắc phải 13 bệnh nhiễm trùng như HIV, viêm gan siêu vi B, C… hay không.

Máu lưu thông tốt hơn

hien-mau-khien-mau-luu-thong-tot
Hiến máu khiến máu lưu thông tốt

Xem ngay: ăn gì sau khi hiến máu để biết thêm thông tin

Giảm tổn thương thành mạch máu, cải thiện dòng máu lưu thông, giảm độ nhớt của máu là những điều tuyệt vời khi bạn hiến máu thường xuyên. Tại Mỹ, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người hiến máu ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn 88%. Những người hiến máu đều ít bị nhập viện hơn so với người không hiến và thời gian ra viện cũng nhanh hơn.

Giảm cân

Cân nặng cũng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Khi hiến máu xong, bạn ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn là nhờ cơ thể huy động năng lượng, nguyên liệu để tái tạo lượng máu mới. Tuy nhiên, một thực tế khác lại cho rằng bạn đã tiêu thụ đi 650 calo với mỗi 450ml máu trao tặng. Vì thế, bạn có thể giảm cân được mà không lo cơ thể bị tăng cân quá mức nếu như kiểm soát được việc ăn uống của mình sau khi hiến máu.

Giảm nguy cơ ung thư

Theo một nghiên cứu ở Mỹ đối với hai nhóm máu nam giới trong vòng 4 năm. Nhóm hiến máu đã giảm được lượng sắt đáng kẻ và giảm được nguy cơ ung thư với nhóm không hiến máu. Sắt có liên quan đến ung thư gây ra các gốc tự do. Vì thế bạn sẽ giảm được lượng sắt dự trữ trong cơ thể nếu giảm tải bớt một lượng máu.

Như vậy thực sự hiến máu vô cùng tốt. Hiến máu giúp bạn lưu thông lượng máu và kiểm soát được bệnh của mình một cách tốt nhất. Khi bạn có bất kỳ bất thường gì về máu thì bạn được cơ quan chức năng thông báo kịp thời. Từ đó bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và có phương án điều trị kịp thời cho sức khỏe của mình được tốt hơn.

Dấu hiệu thường gặp sau khi hiến máu

Hiến máu rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng sẽ có những vấn đề mà bạn gặp phải nên bạn cũng cần hết sức lưu ý.

Hiến máu có tốt không khi tiềm ẩn nguy cơ chảy máu?

Kỹ thuật viên lấy máu cho bạn và sẽ cầm máu luôn giúp bạn bằng bông gạc ngay tại thời điểm đó. Để máu có thể ngưng chảy bạn nên giữ nguyên như thế ít nhất là 4 hay 5 tiếng.

Bạn nên ép mạch máu tại nơi kim đâm nếu như thỉnh thoảng máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã băng sau vài giờ. Kèm theo đó, bạn nên nâng cánh tay lên cao khoảng 3 đến 5 phút. Bạn cần đến các cơ sở y tế khám ngay nếu trong trường hợp máu vấn không ngừng chảy. 

Buồn nôn

Bạn nên nghỉ ngơi khoảng 15 phút sau đó rồi ra về khi vừa hiến máu xong. Tại đó, bạn có thể ăn trái cây, bánh, uống sữa để lấy lại sức khỏe.

Bạn sẽ không bị choáng váng do hiến máu gây ra nữa vì cơ thể đã được nghỉ một chút và nạp năng lượng. Những tác dụng phụ này thường xuyên xảy ra.

Đau tại chỗ tiêm

Khi kim đâm vào tĩnh mạch cánh tay, bạn có thể bị đau. Tuy nhiên, khi máu đã được dẫn vào ống plastic, bạn có thể không cảm thấy đau.

Nếu cần thiết bạn có thể uống thuốc giảm đau như acetaminophen. Sau khi hiến máu xong, nhất là khi tay bạn có vết bầm, bạn có thể cảm thấy đau tại nơi kim đâm vào.

Cảm thấy mệt mỏi

Ở phần cánh tay khi lấy máu, bạn sẽ cảm thấy khá mệt. Ngoài ra, cơ thể của bạn còn có sự yếu ớt và mệt mỏi hơn bình thường.

Sau khi hiến máu 5 giờ, bạn nên tránh các hoạt động mạnh.

Lời khuyên khi hiến máu

Chỉ hiến máu khi tình trạng sức khỏe tốt: Nếu như sức khỏe của bạn tốt thì bạn hãy đi hiến máu. Ngược lại cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc người bị nhiễm virus nào đó như HIV hay viêm gan B thì không nên đi hiến.

hien-mau-khi-suc-khỏ-tot
Hiên máu khi sức khỏe tốt

Click ngay: gpt trong xét nghiệm máu là gì để biết thêm thông tin

Nghỉ ngơi sau khi hiến máu: Nếu bạn thấy choáng váng, đau đầu nhẹ hay buồn nôn sau khi đã nghỉ ngơi. Để khỏe hơn bạn có thể nằm nâng chân lên và nghỉ ngơi một chút. Nếu tình trạng trên còn diễn ra sau vài giờ hiến máu bạn nên khám bác sĩ tại trung tâm hiến máu.

Phụ nữ có thể uống sắt trước khi hiến máu: Cơ thể phụ nữ khi mang thai thì lượng máu và sắt là rất dễ thiếu. Bạn cần để lượng hồng cầu của bạn trở về bình thường thì mới được đi hiến. Trường hợp vẫn muốn hiến thì cần phải uống một viên sắt trước khi đi hiến máu.

Chườm đá để giảm vết bầm do hiến máu: vết bầm là điều hay thường gặp khi đi hiến máu. Tại vùng bị bầm vài phút sau mỗi vài giờ trong 24 giờ đầu sau hiến máu, bạn có thể chườm lạnh.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã có cho mình câu trả lời hiến máu có tốt không và những lợi ích của việc làm này. Hãy tiếp tục làm việc tốt này nếu như cơ thể đủ sức khỏe bạn nhé!

Rate this post