Rất nhiều bạn trẻ ấp ủ ước mơ trở thành chuyên gia về Công nghệ Thông tin. Thế nhưng, bạn có biết ngành công nghệ thông tin có những chuyên ngành nào? Ngành nào ra trường dễ xin việc nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục Lục

Tổng hợp các ngành Công nghệ thông tin có cơ hội việc làm cao nhất

Lập trình viên (Công nghệ thông tin)

Đây là ngành tạo ra, kiểm thử và xử lý các vấn đề của chương trình máy tính, đồng thời nâng cấp và sửa chữa chương trình đó. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các công ty viết và bán phần mềm, hoặc trong ở nhiều lĩnh vực khác. 

Họ là những người “viết” nên các chương trình, phần mềm ứng dụng cho việc xử lí các dữ liệu, điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí,… như điều khiển camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh, hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện,…

Chuyên gia phân tích hệ thống (System Analyst)

Công nghệ thông tin nên học chuyên ngành nào
Công nghệ thông tin nên học chuyên ngành nào

Đây là ngành tuân thủ các bước đã được mô tả trong vòng đời hệ thống. Những người làm việc trong ngành này sẽ lên kế hoạch và thiết kế các hệ thống mới hoặc tổ chức lại các tài nguyên máy tính của công ty để sử dụng một cách tốt nhất. Chuyên gia phân tích sẽ tuân thủ tất cả các bước trong vòng đời hệ thống bao gồm: khảo sát sơ bộ, phân tích, thiết kế, phát triển, triển khai và bảo trì.

Thông thường, vị trí này đều yêu cầu bằng đại học chuyên ngành khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin và kinh nghiệm chuyên môn. Kinh nghiệm làm việc thực tế với những công nghệ mới nhất là lợi thế cho những người đang tìm kiếm công việc trong ngành nghề này.

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu

Theo học ngành này bạn sẽ hiểu và làm chủ được những công nghệ mạng phổ biến như truyền thông thông tin, thư tín điện tử, truyền tải tập tin, hay những công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, tính toán di động, tính toán lưới, xây dựng và vận hành data center, an toàn và bảo mật thông tin.

Đây là ngành rất phù hợp cho những bạn thích khám phá công nghệ, giao tiếp với nhiều người trên khắp hành tinh mà chỉ cần thông qua chiếc máy tính có kết nối mạng. 

Kĩ thuật máy tính (Computer Engineering)

Ngành này chịu trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế và phát triển các linh kiện của máy tính.  Ví dụ như chíp điện tử, mạch máy tính, thiết bị định tuyến… Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính học các môn về khoa học máy tính, kỹ thuật và toán học. Sinh viên ngành kỹ thuật máy tính có thể giải quyết các vấn đề của phần cứng của máy tính và còn sáng tạo ra các loại máy móc có thể điều hành và các hệ thống siêu máy tính.

Công nghệ thông tin ngành nào dễ xin việc làm
Công nghệ thông tin ngành nào dễ xin việc làm

➤ Tham khảo thêm: Ngành công tác xã hội thi khối nào để đăng ký đúng nguyện vọng

Kỹ sư máy tính phải giải quyết các vấn đề liên hợp giữa phần cứng và phần mềm của máy tính. Do vậy những người này cần phải có kiến thức nền về khoa học máy tính. Phải thiết kế và xây dựng các bộ xử lý và các bộ phận của máy tính để hỗ trợ cho hoạt động của phần mềm máy tính.

Ngành Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia

Đây là ngành của nghệ thuật ứng dụng, nghĩa là phải sử dụng các phần mềm và công cụ đồ họa một cách linh hoạt để biến ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm là những hình ảnh biết nói, truyền tải thông điệp một cách độc đáo, tạo ấn tượng với người xem. 

Khi theo học ngành này sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức về nghệ thuật cơ bản, cách thức sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế đồ họa, phương pháp thiết kế và các xu hướng phát triển đồ họa; có khả năng sử dụng các phần mềm đồ họa tiên tiến để thiết kế thương hiệu, website, phim, game, thiết kế ứng dụng trên di động; khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

Để học tốt ngành này sinh viên phải có khả năng sáng tạo để có thể thiết kế hình ảnh, nhân vật cho phim hoạt hình, game hay tạo nên những sản phẩm đa phương tiện khác..

Bài viết trên đây đã tổng hợp các ngành công nghệ thông tin có cơ hội việc làm cao để cho các sĩ tử và phụ huynh tham khảo. Trước khi quyết định theo học ngành nào các em hãy suy nghĩ thật kỹ xem mình phù hợp với ngành nào nhé.

Rate this post