Phạm Ngọc Thạch được biết đến là một vị bác sĩ tài hoa đã có nhiều thành tựu to lớn cho sự nghiệp y tế của nước ta. Hãy tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Xuất thân bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại Quy Nhơn của tỉnh Bình Định. Ông xuất thân từ dòng dõi quý tộc tại Huế. Cha của ông là Phạm Ngọc Thọ một trí thức yêu nước và mẹ là bà Công Tôn Nữ Thị Cấn Tín – cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh.
Mặc dù xuất thân cao quý nhưng tuổi thơ của Phạm Ngọc Thạch lại gặp rất nhiều biến cố. Khi lên 2 tuổi ông mồ côi mẹ, ông cùng cha và hai người anh chị sống trong một căn hộ nhỏ được cấp, thuộc khu tập thể phía sau trường.
Tuy nhiên, không lâu sau cha ông cũng mất, Phạm Ngọc Thạch cùng người chị gái là Phạm thị Ngọc Diệp chuyển về Bình Thuận sinh sống cùng gia đình bên ngoại. Một thời gian sau, ông lại cùng người chị này ra Thanh Hóa học tiếp chương trình tiểu học, vì lúc đó tại Phan Thiết chỉ vậy đến hết sơ cấp là dừng lại.
Ngay từ nhỏ, Phạm Ngọc Thạch đã thể hiện sự thông minh, hiếu học của mình. Bởi vì có cha là một thầy giáo nên ông cùng anh chị đã được tiếp xúc với tiếng Pháp từ rất sớm. Ông cũng thường cùng cha luyện tập sức khỏe ở bãi biển Thương Chánh.
Ông trở thành học sinh có thành tích tốt nhất tại trường Sơ học Pháp Việt Phan Thiết và lấy được bằng tốt nghiệp Sơ Học Yếu Lược ngay khi vừa tròn 8 tuổi. Sau này, chính người chị gái là nguồn động lực và hỗ trợ rất lớn để ông có thể theo học và trở thành giáo sư, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.
Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
Xem thêm: Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh chuyên khoa da liễu nổi tiếng
Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngọc Thạch
Do gia đình luôn phải di chuyển theo sự phân công của nhà nước, Phạm Ngọc Thạch đã từng học tiểu học ở Phan Thiết, Thanh Hóa… Một số dấu mốc quan trọng trong cuộc đời sự nghiệp bác sĩ của Phạm Ngọc Thạch có thể kể đến như:
- Năm 1917: Phạm Ngọc Thạch đã tốt nghiệp và lấy được bằng Sơ Học Yếu Lược tại trường Primaire Élémentaire.
- Năm 1918: Ông được chuyển đến học tập tại trường Albert Sarraut ở Thanh Hóa.
- Giai đoạn từ 1928 – 1932: Phạm Ngọc Thạch học tập ngành y tại trường Đại học Y Khoa Hà Nội (nay là trường Đại Học Y Hà Nội).
- Giai đoạn từ 1932 – 1934: Ông có cơ hội du học tại Pháp và lấy được bằng tốt nghiệp bác sĩ. Phát hiện tài năng của ông, các giáo sư tại Đại học Y khoa Paris đã tiến cử ông làm trợ lý chuyên ngành lao – phổi.
- Năm 1934: Phạm Ngọc Thạch trở thành trợ lý tại bệnh viện Laennec – Pháp. Trong khoảng thời gian này, ông được tiến cử là Giám đốc Bệnh viện Lao tại miền Đông nước Pháp và bác sĩ chuyên khoa tại Viện Điều dưỡng Haute Ville nổi tiếng tại Paris.
- Năm 1936: Ông trở lại Việt Nam sau gần 5 năm học tập và xa quê hương.
- Đến năm 1937: Ông kết hôn với bà Marie Louise một y tá người Pháp và chuyển về Sài Gòn sinh sống và làm việc.
Khi trở lại Việt Nam, với những kiến thức đã được học tập, ông từ chối những lời mời trở thành bác sĩ của bệnh viện nhà nước. Ông tự mở một phòng khám chuyên điều trị về các bệnh lao phổi và trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại từ nước ngoài để hỗ trợ việc thăm khám và điều trị.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được xem là “thần y” khi quan tâm chăm sóc tận tình các bệnh nhân của mình. Đặc biệt, ông còn điều trị miễn phí cho những người lao động nghèo. Với lòng thương người và tâm huyết nghề nghiệp, ông còn được gọi bằng nhiều cái tên thân thuộc như “anh Tư Thạch”, “Đốc tờ Thạch”…
Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
Xem thêm: Những thông tin thú vị về bác sĩ Quân Giáp
Hoạt động của Phạm Ngọc Thạch trong giai đoạn kháng chiến
Ngoài sự nghiệp về y khoa, Phạm Ngọc Thạch còn tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Cuộc đời của ông gắn liền với những thăng trầm của đất nước từ ngày đầu tiên gặp muôn vàn khó khăn, cho đến khi thành lập nhà nước.
Ngay khi trở về nước, ông tham gia Mặt Trận Bình Dân (1936 – 1939), tham gia các hoạt động của phong trào Cách mạng do Đảng Cộng Sản do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ông được xem là nhà hoạt động cách mạng sôi nổi và có nhiều đóng góp cho đất nước.
Đến năm 1940, sau khi phong trào Nam Kỳ khởi nghĩa gặp thất bại, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Tổng công hội bí mật Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1945 đánh dấu rất nhiều sự kiện trọng đại của đất nước, ông chính thức gia nhập Đảng Cộng Sản Việt nam. Nhiệm vụ của ông là kêu gọi và tập hợp thanh niên tham gia phong trào yêu nước.
Ông đã có rất nhiều đóng góp và cống hiến cho lực lượng Thanh niên Tiền Phong, làm tiền đề cho nhiều tổ chức yêu nước sau này. Tinh thần yêu nước ngày càng dâng cao, ông cùng các đồng chí trong tổ chức đã thực hiện buổi tuyên thệ của Thanh niên Tiền Phong tại vườn Tao Đàn. Bài diễn văn đã cổ động được nhiều thanh niên thuộc mọi tầng lớp tham gia cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
Năm 1945, một dấu mốc quan trọng của đất nước, cùng thời gian đó Phạm Ngọc Thạch đã có những đóng góp quan trọng trong giai đoạn này cùng lực lượng lớn Thanh niên Tiền Phong.
Những cống hiến của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cho nền y học
Giáo sư, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã có rất nhiều đóng góp cho cách mạng và nền y khoa nước nhà. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 28/8/1945, Chính Phủ lâm thời đã cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước Việt Nam. Đồng thời ông cũng đảm nhận luôn vai trò công tác đối ngoại với Chính phủ Pháp và đại diện của họ ở Việt Nam.Những thành tựu mà đông đạt được có thể tóm gọi lại như sau:
- Tháng 11/1946: Phạm Ngọc Thạch làm thứ trưởng phủ Chủ tịch. Thực hiện nhiệm vụ đặc phái viên sang Châu Âu để để trình bày quan điểm của Đảng và Chính phủ Việt Nam về cuộc kháng chiến chống Pháp trên toàn cầu.
- Năm 1948: Ông trở thành Trưởng phái đoàn Chính phủ vào Nam bộ công tác.
- Năm 1953: Ông giữ chức vụ Trưởng ban y tế, phụ trách các công tác Y tế an toàn Khu. Đến giữa năm 1953 trở thành Giám Đốc bệnh xá 303.
- Năm 1954: Sau khi hòa bình lập lại, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được bổ nhiệm làm Thứ trưởng.
- Năm 1958: Ông tiếp tục được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ thứ hai (1958 – 1968).
Trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế, Phạm Ngọc Thạch đã có rất nhiều nghiên cứu được ứng dụng thực tế làm phương pháp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân ở nhiều tỉnh thành.
Đặc biệt, vào năm 1950, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã nghiên cứu thành công vaccine Lao và chính công trình này đã được hơn 60 viện nghiên cứu của trên 40 quốc gia gửi đề nghị cung cấp tư liệu và vaccine này.
Cụ thể, năm 1954, Phạm Ngọc Thạch là Viện trưởng Viện Chống Lao Trung ương lúc bấy giờ đã nghiên cứu ra loại vaccine B.C.G. chết giúp điều trị bệnh lao. Ưu điểm của vaccine này chính là không cần phải bảo quản lạnh, thời gian bảo quản lâu và thích hợp cho những vùng dịch ở miền núi, nơi thiếu điều kiện sinh sống. Kết quả của loại vaccine này đã khiến số người mắc bệnh lao giảm hẳn.
Nhiều tạp chí lớn trên thế đã đánh giá công trình nghiên cứu của ông có một dấu mốc quan trọng trong việc phòng và chống bệnh lao cho đến tận sau này. Ngoài ra, ông cũng là người đầu tiên sử dụng chất Philatov để tiêm vào huyệt vị kinh lạc kết hợp cùng nhiều loại kháng sinh để điều trị bệnh.
Những cống hiến to lớn của Phạm Ngọc Thạch đã được ca ngợi bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài báo “Philatov” đăng trên báo Nhân dân số 186. Không chỉ vậy, trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình, ông đã nhận được nhiều giải thưởng to lớn như Anh hùng Lao động (1958) và giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Kỹ thuật (1997).
Vào ngày 7/11/1968, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã ra đi, để lại nhiều hoài bão còn dang dở. Sự ra đi của ông là nỗi mất mát to lớn đối với toàn thể nhân dân và vị lãnh tụ cũng là người bạn Hồ Chí Minh. Mặc dù ông đã ra đi nhưng những cống hiến của ông chính là tài sản vô giá cho nhân loại.
Trong cuộc đời 59 năm, vị bác sĩ tài giỏi này luôn đặt chữ đức lên hàng đầu, ông luôn tìm tòi và khám phá những nền y học tiên tiến, trực tiếp khảo sát thực địa để đưa ra giải pháp tốt nhất. Ông cũng là người đã đào tạo ra các đội ngũ thầy thuốc cho y học có tâm – tầm – tài.