Mô hình dạy học flipped classroom hay còn gọi là lớp học đảo ngược nằm trong top 5 những xu hướng công nghệ giáo dục Mỹ, là mô hình đã và đang được áp dụng phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên, với Việt Nam thì đây lại là mô hình dạy học mới. Dưới đây là những chia sẻ của bài viết về mô hình dạy học flipped classroom.

Mô hình Flipped classroom là gì?

Flipped classroom (lớp học đảo ngược) là một mô hình dạy học mới ra đời khoảng 10 năm nay tại Mỹ và được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ các lớp tiểu học, trung học đến những năm đầu đại học. Mô hình này đã làm đảo ngược cách tổ chức dạy học theo truyền thống.

Với mô hình dạy học này, giáo viên có nhiều cơ hội hơn trong quan sát, tiếp xúc để hướng dẫn, đánh giá từng học sinh . Nó cũng tạo không gian để học sinh năng động hơn trong việc thu nhận kiến thức, hợp tác với bạn bè và có thể đánh giá được kết quả học tập của bản thân.

Theo những tin tức giáo dục, cơ sở của mô hình lớp học đảo ngược dựa trên sáu bậc thang đo nhận thức của Bloom, từ thấp đến cao là: ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Tại lớp học truyền thống, thời gian ở lớp bị giới hạn, vì thế giáo viên chỉ có thể hướng dẫn học sinh nội dung bài học ở ba mức độ đầu của nhận thức là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng.

Để có thể đạt đến những mức độ sau thì học sinh phải nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà . Điều này là một trở ngại lớn với đa số học sinh. Mô hình mới “đảo ngược” mô hình truyền thống, ba mức độ đầu được học sinh thực hiện ở nhà nhờ những băng ghi hình hướng dẫn của giáo viên. Còn thời gian trên lớp, giáo viên và học sinh sẽ cùng làm việc nhằm đạt ba bậc thang sau của nhận thức như mình họa qua sơ đồ dưới.

Ưu điểm của lớp học đảo ngược

Nói về mô hình  này, chuyên gia giáo dục của trường Cao đẳng Y dược Hà Nội nhận định: Thực ra phương pháp lớp học đảo ngược này có tính khả thi cao với những học sinh có khả năng tự học, có kỷ luật và ý chí. Thực tế, hiệu quả của phương pháp đã được kiểm chứng từ lâu ở nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ như Australia, Mỹ và các nước châu Âu… Tại Việt Nam, phương pháp lớp học đảo ngược đã được sử dụng từ khá lâu ở bậc đại học. Thế nhưng, áp dụng cho bậc phổ thông thì chưa thật sự phổ biến.

Dưới đây là những ưu điểm của mô hình giáo dục đảo ngược:

+ Đây là môi trường học tập linh hoạt. Flipped classroom cho phép học sinh lựa chọn cách thức, địa điểm cũng như thời gian học tập phù hợp với điều kiện của cá nhân.
+ Flipped classroom tạo nên văn hóa học tập mới cho học sinh. Trong những lớp học truyền thống, giáo viên được xem trung tâm của thông tin. Thế nhưng, mô hình flipped classroom buộc phải lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học.
+ Mô hình này cung cấp nội dung chương trình học tập một cách có định hướng. Thông qua nội dung này mà tối ưu hóa thời gian ở lớp, giáo viên xác định rõ nội dung và mục đích bài học cho học sinh, giúp học sinh chủ động khám phá, lĩnh hội. 

+ Mô hình giáo dục đảo ngược Flipped classroom  cũng đòi hỏi giáo viên phải là những nhà sư phạm chuyên nghiệp. Vai trò của giáo viên đôú với các lớp flipped classroom khắt khe hơn trong các lớp học truyền thống. Với thời gian ở lớp, giáo viên liên tục quan sát học sinh, đồng thời, cung cấp cho các em những phản hồi thích hợp vào đúng thời điểm cần thiết, đánh giá các bài làm của học sinh.

 

 

 

 

Rate this post