Ngành Công nghệ thông tin là gì? Cơ hội việc làm sau khi ra trường ra sao? luôn là câu hỏi lớn cho những bạn trẻ đang mong muốn khởi đầu tương lai với nghề này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về ngành Công nghệ thông tin.

Mục Lục

Ngành Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin có tên tiếng anh là Information Technology, thường viết tắt là  IT. Đây là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối, xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.
Hay nói một cách dễ hiểu hơn, Công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ và khai thác thông tin. Công nghệ thông tin được sử dụng hầu hết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, phổ biến nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Các dịch vụ cốt lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động hóa kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.

Mã ngành công nghệ thông tin là 7480201
Mã ngành công nghệ thông tin là 7480201

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin được phân chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau. Mỗi chuyên ngành sẽ có những khối kiến thức đặc trưng riêng thu hút những đối tượng khác nhau. Cụ thể:

  • Kỹ thuật phần mềm: Đây là ngành vận dụng phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống, định lượng và kỷ luật nghiêm ngặt để có thể phục vụ cho sự phát triển cũng như bảo trì phần mềm.
  • Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu: Đây là ngành học cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan đến truyền thông, mạng máy tính, mạng WAN, mạng LAN, các hệ điều hành Windows và Linux, thiết kế hệ thống mạng, an ninh mạng.
  • Khoa học máy tính: Là ngành học thiên về nghiên cứu các cơ sở lý thuyết, quá trình thực hiện, thông tin trong hệ thống máy tính và cách ứng dụng chúng vào tính toán.
  • Hệ thống thông tin: Đây là ngành học có rất nhiều yếu tố liên quan và có mối quan hệ với nhau, cùng thực hiện nhiệm vụ theo quy trình: thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin. Từ đó tạo nên 1 cơ chế phản hồi đáp ứng mục tiêu được đặt ra từ trước.
  • Công nghệ kỹ thuật máy tính: Là ngành học có sự kết hợp giữa sự ngành Công nghệ thông tin và ngành Kỹ thuật điện tử. Điểm khác biệt của ngành kỹ thuật máy tính chính là đưa các chương trình phần mềm chạy thẳng trên hệ thống mạch điện tử theo những yêu cầu cụ thể. Để có thể làm được điều này thì cần phải có những kiến thức khoa học của ngành Công nghệ thông tin.
  • An toàn thông tin: Đây là ngành bảo vệ thông tin số và các hệ thống thông tin để chống lại những nguy cơ tự nhiên, phát tán, sử dụng, phá hoại bất hợp pháp nhằm đảm bảo hệ thống thông tin có thể thực hiện đúng chức năng và phục vụ đúng đối tượng.
  • Công nghệ thông tin: Đây là một nhánh thuộc ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, xử lý, lưu trữ, truyền tải, thu thập và bảo vệ thông tin.

Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì? 

Nghề công nghệ thông tin là gì
Nghề công nghệ thông tin là gì

➤ Xem thêm: Ứng dụng của tin học trong giáo dục như thế nào?

CNTT phát triển từng ngày, từng giờ với tốc độ chóng mặt nên nhu cầu về nhân lực của ngành này là rất lớn. Hầu hết các các doanh nghiệp, các tổ chức, công ty đều cần đến người làm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Hơn nữa, phạm vi của ngành này rất rộng nên sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng.

Ngành CNTT cho bạn rất nhiều cơ hội lựa chọn việc làm hấp dẫn như:

  • Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin;
  • Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra;
  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng, quản lý dữ liệu, kỹ thuật phần cứng máy tính;
  • Chuyên gia kinh doanh, quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin;
  • Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

Vậy với những thông tin trên đây các bạn đã hiểu ngành Công nghệ thông tin là gì và cơ hội việc làm sau khi ra trường như thế nào rồi chứ. Các bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ thông tin về từng chuyên ngành để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

 

 

Rate this post