X

Máu xấu là như thế nào và nên ăn gì để điều trị?

Trong cơ thể của con người, máu có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị máu xấu thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Cùng tìm hiểu ngay máu xấu là như thế nào và nên ăn gì để điều trị qua bài viết ngay dưới đây.

Mục Lục

Bệnh máu xấu là gì? Nguyên nhân bị máu xấu do đâu?

Máu có vai trò rất quan trọng để duy trì sự sống của con người, chúng cung cấp các chất để nuôi dưỡng các tổ chức trong cơ thể. Nó được coi như là phương tiện vận chuyển các tổ chức và cơ quan trong cơ thể với nhau. Máu xấu thực chất là một tên gọi dân gian. Hầu hết các bệnh về máu nói chung như: thiếu máu, rối loạn tuần hoàn máu, tim mạch, mỡ máu,… đều được gọi là máu xấu.

Các bệnh về máu được gọi chung là máu xấu

Xem ngay: máu hiếm là máu gì để biết câu trả lời chính xác

Số lượng các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương sẽ quyết định chất lượng máu. Chất lượng máu, lưu lượng máu giảm, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe khi các thành phần tế bào này trong máu có sự thay đổi bất thường.

Các nguyên nhân chính gây ra bệnh máu xấu

Chức năng hệ tuần hoàn suy giảm

khả năng co bóp của tim, chức năng của hệ tuần hoàn càng suy giảm khi độ tuổi càng cao. Máu lưu thông đến các bộ phận trở nên khó khăn hơn khi độ đàn hồi của các mạch máu cũng giảm.

Do các bệnh mạn tính

Mạch máu bị ảnh hưởng, cản trở quá trình tuần hoàn máu nếu như mắc các bệnh về tim mạch như mỡ máu xấu, huyết áp cao, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống cũng gây chèn ép và tổn thương.

Dinh dưỡng không đầy đủ, lười vận động

Quá trình tạo máu được hình thành bởi chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng và thiếu chất. Máu không thể lưu thông nếu ít vận động hoặc do đặc thù công việc ít đi lại cũng có thể gây ra bệnh máu xấu.

Máu xấu có ảnh hưởng gì không? Tác hại của bệnh máu xấu

Máu xấu khiến tuần hoàn máu kém, không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Sức khỏe của bạn sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Máu xấu tóc bạc sớm

Tình trạng nhiều người gặp phải nhất đó chính là máu xấu bị tóc bạc. Tóc bạc khi tuổi còn trẻ cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng tình trạng máu xấu cũng sẽ dẫn đến nguy cơ cao.

Máu xấu gây tóc bạc

Click ngay: máu O có hiếm không để biết thêm thông tin

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay thường xuyên bị tự tin khi bị tóc bạc sớm trước tuổi. Họ mất rất nhiều cách và thời gian để cho mái tóc bớt bạc bằng cách nhuộm lại, che đi.. Bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả.

Máu xấu khó có thai

Nghiên cứu này hiện nay chưa có được kết quả chính xác về việc máu xấu gây khó có thai. Tuy nhiên, biến chứng sinh nở có thể xảy ra đối với bệnh máu xấu. Các biến chứng dễ gặp phải khi sinh nở như: sinh non, em bé trong bụng thiếu cân, gây chậm phát triển ở trẻ nhỏ trong giai đoạn sau này, còn tăng nguy cơ bị trầm cảm, hậu sản cho mẹ.

Máu xấu gây mụn

Nguyên nhân gây mụn là do máu xấu khiến lưu thông máu kém và rối loạn tuần hoàn máu. Lượng oxy trong máu giảm đi, kết hợp với việc máu không vận chuyển các chất độc đến cho gan xử lý được sẽ khiến các chất độc không được đảo thải ra ngoài. Lâu ngày các chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể và dưới da gây ra, đồng thời tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn để đẩy các độc tố ra ngoài sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Đây là chính là nguyên nhân nổi mụn.

Máu xấu gây ra mụn sẽ bị dai dẳng và lâu khỏi dứt điểm. Vì thế điều trị mụn do máu xấu vô cùng gian nan.

Không chỉ gây mụn, máu xấu còn khiến da dẻ trở nên yếu hay nhạy cảm hơn, dễ bị nám sạm, tàn nhang, trở nên xanh xao, tái nhợt,…

Bệnh máu xấu nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bị máu xấu nên ăn gì?

Chất lượng máu và lưu thông máu cần được cải thiện thì bạn nên lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và acid folic rất cần thiết cho quá trình tạo máu như ngũ cốc; các loại thịt (trứng, hải sản, thịt bò, gan động vật); các loại rau xanh (cà rốt, rau bina, bí đỏ, rau dền);

Các loại hoa quả cần được ưu tiên như: dưa hấu, nho, bưởi, táo tàu, dâu tây, chuối… Các loại hạt (hạt bí, hạt thông, hạt điều, hướng dương, hạnh nhân); các loại đỗ (đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ xanh);

Thêm vào đó bạn cần cung cấp cho cơ thể đủ 2 lít nước/ngày. Bạn có thể ưu tiên nước ấm, trà thảo dược (trà gừng, trà sả, trà hoa cúc, trà sen, trà hoa hồng,…) ấm nóng. Máu sẽ được lưu thông tốt hơn nhờ nước ấm. Chúng sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng do thiếu máu như: mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, …

Nên kiêng ăn gì khi bị máu xấu?

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung thì bạn cũng cần chú ý kiêng khem các thực phẩm sau đây:

Người bị bệnh máu xấu nên hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều đường, muối, chất béo, đồ nướng, đồ ăn chiên xào,  đồ ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sắn…

Không uống cà phê, trà vì chất phenol trong các đồ uống này ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt.

Thêm vào đó, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn, nghỉ khoa học và hợp lý. Bạn cần được sinh hoạt một cách lành mạnh, ngủ đủ giấc, không thức đêm nhiều quá. Luôn thể dục thể thao và cho bản thân một lối suy nghĩ tích cực, tâm lý thoải mái.

Máu xấu là như thế nào chắc hẳn qua bài viết bạn đã có giải đáp. Bệnh máu xấu cần được cơ sở y tế chuẩn đoán một cách chính xác. Từ đó bạn có thể tìm ra cho mình phương pháp điều trị tốt nhất cho cơ thể.

Rate this post
nguyennga:
Related Post