Ngành công tác xã hội là một ngành còn mới nên hiện đang thiếu rất nhiều nhân lực cho lĩnh vực này. Trước khi quyết định đặt hồ sơ học ngành này cũng không ít sinh viên bày tỏ thắc mắc ngành công tác xã hội sau khi ra trường sẽ làm những công việc gì?

Mục Lục

Ngành công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là một ngành nghề mang trong mình nhiệm vụ đi làm công tác hỗ trợ và giúp đỡ, quan tâm cuộc sống những người có hoàn cảnh không may mắn, gặp nhiều khó khăn khi hòa nhập với cộng đồng và giúp họ vượt qua bệnh tật. Chúng ta sẽ nhìn thấy những chuyên viên ngành tổ chức xã hội xuất hiện ở bất cứ đâu.

Ngành Công tác xã hội là gì?

Ngành Công tác xã hội là gì?

Công tác xã hội là một nghề đóng vai trò rất quan trọng cho việc xây dựng một xã hội có tinh thần nhân văn, tương thân tương ái ngày càng tốt đẹp hơn. Các chương trình đào tạo sinh viên học ngành Công tác xã hội nhằm đào tạo ra những người làm Công tác xã hội có năng lực và chuyên môn chuyên sâu như: phát triển cộng đồng, chính sách an sinh xã hội, dự án xã hội cũng như rất nhiều các loại hình doanh nghiệp và tổ chức khác.

Nghề công tác xã hội ra trường làm gì?

Ngay sau khi tốt nghiệp, nếu có năng lực làm việc tốt các sinh viên có thể làm việc tại cơ quan thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội; các bệnh viện; tại các trường học; cơ sở giáo dục đào tạo CTXH…

>>Xem thêm: Học trường Trung cấp Phương Nam ra trường làm gì?

Tháng 10/2004 Bộ GD&ĐT đã chính thức ban hành mã số đào tạo cho CTXH cho đến nay cả nước đã có trên 20 trường CĐ-ĐH đào tạo ngành công tác xã hội. Ngành học CTXH ra đời nhằm mục tiêu đào tạo ra các cử nhân có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có ý thức tự giác tự nguyện phục vụ cho nhân dân, là người có  niềm say mê yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề CTXH.

Sau khi hoàn thành chương trình học cử nhân CTXH có thể làm CTXH chuyên nghiệp trong các lĩnh vựcnhư: kinh tế, văn hoá , xã hội, giáo dục, pháp luật, trung tâm tư vấn, các trung tâm bảo trợ xã hội, môi trường, an sinh xã hội, dân số, sức khoẻ, làm việc với các nhóm người yếu thế, nhóm người dễ bị thương tổn…

Sinh viên cũng có thể hoàn thiện kỹ năng của bản thân, trở thành cán bộ giảng dạy hoặc trợ giảng ở các trường có đào tạo CTXH hệ Cao đẳng, Trung cấp;  hướng dẫn cho sinh viên đi thực tập ngành công tác xã hội.

Làm nghiên cứu viên trong các cuộc nghiên cứu các vấn đề xã hội, tại các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước với vai trò là người hỗ trợ và tham mưu đưa ra ý kiến hợp lý cho cấp trên để nhằm kết nối người với người có cuộc sống tốt đẹp hơn, có ý thức chăm sóc bản thân tốt hơn. Người làm công tác xã hội làm việc rất rộng, đa dạng chứ không hẳn như mọi người nghĩ rằng đi làm từ thiện, từ thiện chỉ là một phần nhỏ trong cả quá trình dự án công việc của người làm công tác xã hội.

Nhiều việc làm cho người làm công tác xã hội

Nhiều việc làm cho người làm công tác xã hội

Nhân viên CTXH cũng chính là người hỗ trợ trực tiếp đưa ra các kế hoạch xây dựng hoạch định chính sách, hoặc là thay đổi những thói quen không tốt với các tổ chức chính trị xã hội khác. Kêu gọi giúp đỡ và đầu tư dự án xây nhà cho người nghèo, giúp người già neo đơn có nơi ăn ở ổn định.

Ngoài công tác giáo dục trường học thì người làm công tác xã hội còn làm CTXH tại các bệnh viện gồm các hoạt động hỗ trợ cho các y bác sĩ trong việc biết phân loại bệnh nhân, tư vấn, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh tận tình nhất, nhất là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người không nơi nương tựa,.…

Người làm công tác xã hội tại thành thị và nông thôn là làm công tác xóa đói giảm nghèo nhằm mục đích đi kết nối thế giới cộng đồng với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm giải giúp đỡ cộng đồng nghèo của quê hương, giải quyết vấn đề trước mắt về vấn đề ăn uống và sức khỏe cho người nghèo. Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ và các trung tâm, dự án phát triển xã hội, công tác xã hội ở bất kỳ giai đoạn nào cũng cần thiết vì Việt Nam tỉ lệ đói nghèo còn rất lớn nên vì thế tình trạng thiếu người làm CTXH ngày một nhiều hơn.

5/5 - (1 bình chọn)