X

Tìm hiểu ECG nhồi máu cơ tim là gì?

ECG nhồi máu cơ tim là kỹ thuật để xác định vị trí, giai đoạn bệnh qua hình ảnh điện tâm đồ, căn cứ vào đó bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin ở bài viết dưới đây.

Mục Lục

ECG là gì?

Điện tâm đồ viết tắt là ECG hoặc EKG đây là kỹ thuật được sử dụng với mục đích phát hiện ra nhịp điện của tim và những bước sóng sẽ từ máy điện tim in ra trên giấy hoặc hiển thị trên màn hình máy vi tính.

Các bước sóng sẽ là đại diện của một số sóng điện trong tim trong khoảng 60 – 100 nhịp/ phút. Mỗi bước sóng trong tim sẽ có hình dạng khác nhau, trong trường hợp sóng không nhất quán hoặc xuất hiện dưới dạng sóng tiêu chuẩn sẽ cảnh báo dấu hiệu của bệnh tim.

ECG – điện tâm đồ sẽ được thực hiện khi:

  • Người bệnh đã có tiền sử mắc bệnh tim.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch như: Người có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao…
  • Xuất hiện các dấu hiệu bất thường như khó thở, đau ngực, cơ thể mệt mỏi, tim đập thình thịch, trống ngực đánh.
  • Bác sĩ nhận thấy sự bất thường khi nghe âm thanh của tim.

Nếu mắc các bệnh lý về tim trước đó có thể thực hiện kỹ thuật ECG định kỳ để đánh giá tình hình bệnh, theo dõi hiệu quả điều trị của thuốc. Ngoài ra ECG cũng được yêu cầu trước khi thực hiện những ca phẫu thuật tim.

ECG là kỹ thuật chẩn đoán quan trọng trong điều trị nhồi máu cơ tim

Xem thêm:

Vai trò của ECG trong chẩn đoán và phát hiện nhồi máu cơ tim

Để chẩn đoán tình trạng nhồi máu cơ tim cấp cần phải căn cứ vào sự biến đổi của phức bộ QRS và của pha cuối. Khi chụp điện tâm đồ sẽ giúp xác định được vị trí của nhồi máu cơ tim, cụ thể như:

– Vị trí nhồi máu cơ tim trước bên.

– Vị trí nhồi máu cơ tim trước vách.

– Vị trí nhồi máu cơ tim sau hoặc cơ hoành.

– Vị trí nhồi máu cơ tim sau bên.

– Vị trí nhồi máu cơ tim ở vách.

– Vị trí nhồi máu cơ tim dưới nội tâm mạc.

Các dạng ECG nhồi máu cơ tim cấp

Bác sĩ khi nghe nhịp tim sẽ xác định được rằng xuất hiện những bất thường của cơ thể người bệnh, sau đó sẽ chỉ định người bệnh thực hiện ECG.

Các dạng ECG trong nhồi máu cơ tim cấp như:

Hội chứng mạch vành cấp

Các triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp tính như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim thành bên…

Nhồi máu cơ tim

Theo Tổ chức Y tế Thế giới người bệnh sẽ được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim nếu xuất hiện ít nhất hai trong 3 yếu tố dưới đây:

  • Có tiền sử khó chịu ở ngực với các triệu chứng đi kèm như thiếu máu, đau thắt ngực.
  • Xuất hiện nồng độ của các chất dấu tim trong máu.
  • Có sự thay đổi các sóng khi thực hiện xét nghiệm điện tâm đồ.

Việc so sánh ECG hiện tại của bệnh nhân với chỉ số ECG cũ có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán, những thay đổi của ECG sẽ được xử lý theo hướng giả định nếu ECG trước đó không có sẵn.

Sóng Q bệnh lý

Sóng Q là có thời lượng hơn 0,04 giây và hơn 25% kích thước của các sóng R sau trong đạo trình đó (ngoại trừ các đạo trình III và aVR).

Mất nhiều giờ để phát triển sóng Q, đồng thời tồn tại trong một thời gian dài. Sự hiện diện của sóng Q cho thấy tình trạng nhồi máu cơ tim cấp tính nhưng sự xuất hiện của sóng Q không nhất thiết là nhồi máu cơ tim mới đang diễn ra.

Chênh ST

Sự hiện diện đoạn ST bị chênh lệch chính là phát hiện quan trọng trong nhồi máu cơ tim.

Đoạn ST là một trong phần của ECG ở cuối sóng S và kết thúc ở đầu sóng T. Chính điểm kết thúc của sóng Q và đoạn ST giao nhau sẽ được gọi là điểm J. Khi điểm J lớn hơn 2mm với đường cơ sở, đây cũng là dấu hiệu phù hợp với nhồi máu cơ tim có ST chênh lệch. Một trong những phát hiện quan trọng nhất của nhồi máu cơ tim là sự hiện diện đoạn ST bị chênh lên

Hình ảnh nhồi máu cơ tim trên ECG

Các phương pháp chẩn đoán nhồi máu cơ tim khác

Ngoài phương pháp chẩn đoán nhồi máu cơ tim bằng điện tâm đồ còn có một số những phương pháp khác bao gồm:

– Xét nghiệm men sinh học: Màng tế bào của  cơ tim bị rạn nứt khiến cho các chất bên trong bị phóng thích, di chuyển vào máu khi xuất hiện tình trạng nhồi máu cơ tim. Một số loại men tim cơ tim sẽ có nồng độ thay đổi, điều này phản ánh tình trạng hoại tử của cơ tim.

– Chụp CT động mạch vành: Đây là phương pháp kỹ thuật chẩn đoán về hình ảnh xác định được mạch bị nghẽn. Thường người bệnh sẽ được tiến hành phương pháp chụp hình ảnh này khi có các dấu hiệu đau ngực trên 20 phút, điện tâm đồ hoặc men tim có những thay đổi thất thường. Chụp CT động mạch vành có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc quyết định phương thức điều trị nhồi máu cơ tim.

– Siêu âm tim: Phương pháp này sẽ có giá trị cao trong việc chẩn đoán phân biệt nhồi máu cơ tim hay không. Kết quả cho thấy hình ảnh rối loạn hệ vận động liên quan đến điểm nhồi máu cơ tim.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào các dấu hiệu bất thường của từng người bệnh mà đưa ra kỹ thuật chẩn đoán nhồi máu cơ tim phù hợp để từ đó đưa ra kết luận và phương pháp điều trị hiệu quả.

Hi vọng với thông tin bài viết ở trên bạn đọc sẽ tìm hiểu thêm nhiều thông tin ECG nhồi máu cơ tim, từ đó sẽ có kế hoạch thăm khám, kiểm soát và phát hiện sớm tình trạng nhồi máu cơ tim.

Rate this post
nguyenmai:
Related Post