X

Khi phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng máu sớm sẽ giúp người bệnh được điều trị đúng cách, đạt hiệu quả điều trị cao hơn. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị bệnh nhiễm trùng máu.

Mục Lục

Nhiễm trùng máu là bệnh gì?

Nhiễm trùng máu hay còn gọi là nhiễm khuẩn huyết đây là căn bệnh đe dọa đến tính mạng khi toàn cơ thể phải phản ứng với sự hiện diện của vi trùng trong máu.

Khi hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm trùng, tuy nhiên cũng có thể khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng nguy kịch khi đối phó với nhiễm trùng.

Bệnh nhiễm trùng máu gây nguy hiểm đến tính mạng do độc lực của vi khuẩn, độc tố từ các chất bài tiết của chúng, bên cạnh đó các chất hóa học trung gian do hệ thống miễn dịch giải phóng vào máu làm kích thích phản ứng viêm toàn thân để chống lại nhiễm trùng nhưng sẽ làm tổn thương mô, cơ quan trong cơ thể.

Các trường hợp nhiễm trùng máu nặng sẽ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan… nếu không được điều trị đúng cách gây ra nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt là dấu hiệu điển hình của tình trạng nhiễm trùng máu

Xem thêm:

Các nguyên nhân gây nhiễm trùng máu

Có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, một số các loại bệnh có nguy cơ kích hoạt quá trình nhiễm trùng máu cao nhất như:

  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương;
  • Người mắc bệnh viêm phổi;
  • Viêm mô tế bào;
  • Đang mắc các triệu chứng nhiễm trùng hệ niệu;
  • Có nhiễm trùng trong ổ bụng;
  • Du khuẩn huyết.

Dù ai cũng có thể bị nhiễm trùng máu nhưng nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ mắc bệnh, cụ thể như:

  • Người lớn tuổi có sức đề kháng kém hoặc người trên 65 tuổi.
  • Mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, ung thư, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh Parkinson, động kinh, HIV/AIDS, ung thư…
  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm hoặc đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, các thuốc chống thải ghép, đang trong quá trình điều trị hóa chất, tia xạ, sử dụng corticoid trong thời gian dài.
  • Người đã từng bị nhiễm trùng huyết, nghiện rượu, người có bệnh máu ác tính, bị cắt lách…
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai.
  • Trẻ nhỏ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ có dị tật bẩm sinh.
  • Người đặt nhiều dụng cụ trong cơ thể như đặt sonde dạ dày, sonde tiểu, nội khí quản.

Ngoài ra sẽ còn nhiều những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh nhiễm trùng máu mà chưa liệt kê ở trên, nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Chính vì vậy cần nắm rõ thông tin dấu hiệu nhiễm trùng máu để từ đó phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Một số các dấu hiệu điển hình của tình trạng nhiễm trùng máu như:

  • Sốt: Cơ thể sốt cao chính là dấu hiệu đầu tiên khi mắc nhiễm trùng máu.
  • Hạ thân nhiệt: Một số các trường hợp người bệnh nhiễm trùng máu bị hạ thân nhiệt, theo các chuyên gia y tế dấu hiệu hạ thân nhiệt cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn nặng và có tiên lượng xấu.
  • Ớn lạnh: Cơ thể sốt kèm theo ớn lạnh, đây cũng là dấu hiệu điển hình của tình trạng nhiễm trùng máu.
  • Thở nhanh: Khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra đến phổi, lúc đó lượng oxy hít vào bị giảm nên người bệnh sẽ cần phải thở nhanh hơn để đáp ứng cung cấp oxy, khiến cho người bệnh khó thở.
  • Đau nhức: Xảy ra đau nhức ở toàn bộ cơ thể hoặc chỉ đau ở một số bộ phận.
  • Tim đập nhanh: Mắc tình trạng nhiễm trùng máu tim sẽ cố gắng bơm máu để chống lại tình trạng nhiễm trùng, từ đó nhịp tim đập nhanh chóng hơn.
  • Hạ huyết áp: Đây là một trong những triệu chứng dẫn đến tình trạng sốc nhiễm khuẩn – giai đoạn nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng máu.
  • Bề mặt da đổi màu: Khi bị nhiễm trùng máu cơ thể sẽ vận chuyển máu đến các cơ quan quan trong nhất cơ thể, đồng thời máu sẽ di chuyển đến các cơ quan khác để duy trì sự sống. Bởi vậy lượng máu tới da bị giảm đi khiến cho da nhợt nhạt, tím tái.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, lơ mơ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hôn mê.
  • Gan, lách to dưới bờ sườn, mềm, ấn vào thấy tức.

Sẽ còn nhiều những dấu hiệu nhiễm trùng máu khác mà chưa được liệt kê ở trên, tuy nhiên người bệnh không được chủ quan mà nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay khi có các triệu chứng bất thường.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng máu

Điều trị sớm ngay khi phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng máu sẽ giúp ích nhiều hơn cho người bệnh.

Tùy từng trường hợp người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp trị bệnh phù hợp. Hiện nay có một số các phương pháp điều trị nhiễm trùng máu được áp dụng phổ biến như:

Sử dụng thuốc trong điều trị

Các loại thuốc dùng trong điều trị nhiễm trùng máu sẽ có tác dụng giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

Kháng sinh: Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng để có khả năng chống nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Khi biết kết quả xét nghiệm máu bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng loại kháng sinh phù hợp với chủng vi khuẩn cơ thể đang nhiễm phải.

Truyền dịch: Thường sẽ truyền dịch cho người nhiễm trùng máu ngay khi phát hiện ra bệnh trong 3 tiếng.

Thuốc co mạch: Dùng thuốc vận mạch để làm co mạch máu và tăng huyết áp.

Các loại thuốc khác giúp hỗ trợ điều trị nhằm duy trì lượng đường trong máu ổn định như corticosteroid liều thấp, insulin, bên cạnh đó dùng thuốc điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch hoặc thuốc giảm đau, thuốc an thần.

Liệu pháp oxy

Đối với trường hợp người bệnh nhiễm trùng máu nặng gây suy hô hấp sẽ được chỉ định thực hiện liệu pháp oxy.

Liệu pháp oxy sẽ giúp người bệnh thở oxy cao áp thông qua máy thở hoặc lồng oxy.

Phẫu thuật

Với mục đích loại bỏ các nguồn gây nhiễm trùng, ngăn chặn không cho nhiễm trùng lan rộng hay gây ra ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Hy vọng với thông tin chia sẻ ở trên bạn đọc sẽ nắm rõ thông tin dấu hiệu nhiễm trùng máu từ đó sớm phát hiện và xử lý kịp thời. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích.

Rate this post
nguyenmai:
Related Post