Trong những năm trở lại đây, bên cạnh các dịch vụ khám chữa bệnh thì nhu cầu thẩm mỹ răng miệng cũng tăng dần. Vậy ngành Răng Hàm Mặt học gì? Bác sĩ Răng Hàm Mặt khi khối nào?. Tìm hiểu rõ hơn về ngành học này qua bài viết sau.

Do ngành Răng Hàm Mặt hiện nay được đánh giá là một trong những ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai. Bên cạnh các dịch vụ khám chữa bệnh, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ thẩm mỹ răng miệng cũng tăng. Bác sĩ răng hàm mặt đang là nghề nghiệp có nhu cầu và cơ hội cao.

nganh-rang-ham-mat-hien-nay-co-nhu-cau-va-co-hoi-cong-viec-cao

Ngành Răng Hàm Mặt hiện nay có nhu cầu và cơ hội công việc cao

Răng Hàm Mặt được đánh giá là một trong những ngành học có nhiều triển vọng phát triển nên hiện nay nhiều thí sinh quan tâm tới. Bác sĩ đa khoa sau khi ra trường có thể làm bác sĩ răng hàm mặt trong việc khám, thực hiện các ca phẫu thuật, thủ thuật về răng hàm mặt chịu trách nhiệm điều trị và tư vấn các bệnh lý liên quan tới răng hàm mặt, theo sự phân công của trưởng khoa.

Ngành Răng Hàm Mặt là một trong những điểm sáng trong các khối ngành y khoa có thu nhập ổn định.

Mục Lục

Ngành Nha Khoa Răng Hàm Mặt thi khối gì?

Rất nhiều thí sinh có định hướng đăng ký học ngành Răng Hàm Mặt ở nhiều cơ sở giáo dục và quan tâm ngành này thi khối gì.

Răng Hàm Mặt là ngành học về kỹ thuật phục hình thẩm mỹ răng hàm mặt, sẽ có nhiệm vụ điều trị và duy trì sức khỏe răng miệng. Sinh viên tốt nghiệp ngành Răng Hàm Mặt sẽ trở thành các bác sĩ chuyên ngành Răng hàm mặt có kiến thức chuyên môn nghề nghiệp về y khoa nha khoa trực tiếp chẩn đoán, tư vấn và giải quyết kịp thời bệnh lý liên quan tới răng, hàm, mặt cho cá nhân, chăm sóc sức khoẻ răng miệng và thẩm mỹ cho mọi người.

Ngành Nha Khoa gồm có 9 nhánh gồm:

  • Phục hình tháo lắp răng
  • Chỉnh hình miệng
  • Nha khoa nhi khoa
  • Nha khoa y tế cộng đồng
  • Chỉnh răng nội nha
  • Chẩn đoán nha khoa
  • Phẫu thuật
  • X-quang
  • Nha khoa

Khối tuyển sinh

Thông thường trước đây ngành Răng – Hàm – Mặt thi khối A (Toán, Lý, Hóa) hoặc khối B (Toán, Hóa, Sinh). Các thí sinh cần tìm hiểu về điểm chuẩn các trường của những năm trước để chọn được trường phù hợp với năng lực của bản thân.

Mỗi trường sẽ có những tổ hợp xét tuyển khác nhau Răng – Hàm – Mặt cũng là một ngành y khoa nên sẽ xét tuyển khối B00 (Toán, Hóa, Sinh). Ngoài tổ hợp B (Toán, Hóa, Sinh) và A( Toán, Lý, Hóa) còn một số trường xét tuyển ngành Nha khoa theo khối khác tuyển sinh như:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)
  • Khối C08 (Văn, Hóa, Sinh)
  • Khối D08 (Toán, Sinh, Anh)
  • Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Cũng có một số trường Trung cấp và Cao đẳng xét tuyển học bạ THPT.

Học ngành Răng Hàm Mặt sinh viên sẽ học gì?

Sinh viên theo học ngành Răng – Hàm – Mặt sẽ được trang bị toàn diện các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về răng hàm mặt bao gồm: nha chu, chẩn đoán vùng miệng, những kỹ thuật cơ bản trong chữa răng, phục hình tháo lắp và cố định, kỹ thuật phục hồi răng và phẫu thuật miệng, nội nha, X quang vùng miệng, chỉnh nha, răng trẻ em, chữa răng và chẩn đoán nội khoa vùng miệng, các kỹ năng cơ bản cần thiết trong nha chu dự phòng…

hoc-vien-se-duoc-hoc-tap-thuc-hanh-tai-cac-phong-nha

Học viên sẽ được học tập, thực hành tại các phòng nha

Sinh viên tốt nghiệp Y Sĩ Nha Khoa Răng Hàm Mặt, sẽ có kiến thức chuyên môn và kỹ năng hành nghề y khoa. Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt sẽ chẩn đoán sức khỏe răng miệng, đào tạo y sĩ nha khoa về kỹ thuật phục hình thẩm mỹ răng hàm mặt. Có khả năng tư vấn, chẩn đoán các vấn đề bệnh lý liên quan đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ răng miệng và thẩm mỹ cho cộng đồng.

Bên cạnh các môn học đại cương, ngành Răng – Hàm – Mặt đào tạo cho học viên những kỹ thuật chữa răng, phục hình, nội nha nâng cao như nha chu, chẩn đoán vùng miệng, chỉnh nha, răng trẻ em, X quang vùng miệng, phẫu thuật miệng, chẩn đoán nội khoa vùng miệng… Học viên sẽ được học tập, thực hành tại các phòng nha, phòng khám răng hàm mặt.

Học Răng Hàm Mặt ra trường làm gì?

  • Sinh viên tốt nghiệp ngành y sĩ nha khoa Răng – Hàm – Mặt sẽ được có cơ hội làm việc tại phòng khám bệnh viện nha khoa.
  • Sinh viên tốt nghiệp ngành y sĩ nha khoa Răng – Hàm – Mặt thực hiện công tác phòng bệnh, tư vấn cũng như giáo dục sức khỏe răng miệng tại địa phương
  • Tổ chức và quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng cho cộng đồng
  • Tư vấn và điều trị răng miệng tại các bệnh viện phòng khám, cơ sở y tế
  • Sinh viên tốt nghiệp ngành y sĩ nha khoa Răng – Hàm – Mặt có đủ năng lực cũng có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo có thể làm trợ giảng, nghiên cứu viên.
  • Các công việc học viên tốt nghiệp y sĩ đa khoa Răng – Hàm – Mặt sẽ tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục.

Học Y Sĩ Răng Hàm Mặt mấy năm?

Khoa Răng Hàm Mặt tại các trường đại học sẽ học như y đa khoa thông thường – học trong 6 năm. Ở các trường Cao đẳng, Trung cấp sẽ học khoảng thời gian 2-3 năm và thêm 1 năm lấy chứng chỉ hành nghề.

Chương trình đào tạo ngành Răng – Hàm – Mặt

Để biết được học ngành Răng – Hàm – Mặt có khó không thì các bạn hãy tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.

Khối kiến thức chung (chưa tính học phần 11-13)

  • NLCB của CN Mác – Lênin 1
  • NLCB của CN Mác – Lênin 2
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Đường lối CM của ĐCS VN
  • Tin học cơ sở 1
  • Tin học cơ sở 3
  • Tiếng Anh cơ sở 1
  • Tiếng Anh cơ sở 2
  • Tiếng Anh cơ sở 3
  • Tiếng Anh cơ sở 4
  • Giáo dục thể chất
  • Giáo dục quốc phòng – an ninh
  • Kĩ năng bổ trợ
  • Khối kiến thức theo lĩnh vực
  • Đại số tuyến tính
  • Giải tích 1
  • Cơ – Nhiệt
  • Điện-Quang
  • Hóa học đại cương
  • Hóa học vô cơ 1
  • Hóa học hữu cơ
  • Thực tập hóa học hữu cơ 1
  • Sinh học đại cương
  • Sinh học phân tử
  • Sinh lý học
  • Khối kiến thức theo khối ngành
  • Vi sinh
  • Ký sinh trùng
  • Miễn dịch học
  • Truyền thông GDSK – Y đức.
  • Xác suất thống kê
  • Kỹ thuật y dược hiện đại
  • Khối kiến thức theo nhóm ngành
  • Các học phần bắt buộc
  • Giải phẫu
  • Lý sinh
  • Mô phôi
  • Giải phẫu bệnh
  • Dược lý

Nghiên cứu khoa học

  • Sinh lý bệnh
  • Điều dưỡng cơ bản
  • Nội khoa cơ sở
  • Nội bệnh lý I
  • Ngoại khoa cơ sở
  • Ngoại bệnh lý I
  • Nhi khoa I
  • Sản phụ khoa I
  • Y học cổ truyền
  • Tai mũi họng
  • Nhãn khoa
  • Da liễu
  • Thần kinh

IV.2 Các học phần tự chọn

  • Y học gia đình
  • Tổ chức và quản lý y tế
  • Khối kiến thức ngành
  • Các học phần bắt buộc
  • Giải phẫu răng
  • Mô phôi răng miệng – Sinh học miệng
  • Vật liệu – thiết bị nha khoa
  • Mô phỏng lâm sàng răng trẻ em
  • Mô phỏng LS nha khoa phục hồi
  • Mô phỏng lâm sàng nội nha
  • Mô phỏng LS phục hình cố định
  • Mô phỏng LS phục hình tháo lắp
  • Khớp cắn học
  • Giải phẫu ứng dụng và phẫu thuật thực hành miệng hàm mặt
  • Chẩn đoán hình ảnh RHM
  • Phẫu thuật trong miệng
  • Bệnh lý miệng 1
  • Bệnh lý miệng 2
  • Phẫu thuật hàm mặt
  • Chữa răng nội nha 1
  • Chữa răng nội nha 2
  • Nha chu 1
  • Nha chu 2
  • Phục hình tháo lắp
  • Tháo lắp hàm khung
  • Phục hình cố định
  • Răng trẻ em 1
  • Răng trẻ em 2
  • Chỉnh hình răng mặt
  • Nha khoa công cộng
  • Nha khoa cấy ghép
  • Thực tập nghề nghiệp (trong 2 tháng)
  • Các học phần tự chọn
  • Nha khoa cho người tàn tật và Nha khoa gia đình
  • Lão nha học
  • Mỹ thuật và ứng dụng trong RHM – Ghi hình (chụp ảnh và quay video) trong RHM
  • Nha khoa hiện đại
  • Pháp nha học – Tổ chức hành nghề bác sĩ răng hàm mặt
  • Điều dưỡng nha khoa
  • Chỉnh hình răng mặt nâng cao
  • Nha khoa phục hồi tổng quát
  • Khóa luận TN/các học phần thay thế
  • Khóa luận tốt nghiệp
  • Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
  • Nha khoa dự phòng
  • Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình nâng cao
  • Điều trị loạn năng hệ thống nhai

Ngành Nha khoa học trường nào?

Tên trường Tổ hợp môn
Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

  • Ngành Răng Hàm Mặt
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng

  • Ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
Đại học Y Dược – Đại học Huế

  • Ngành Răng Hàm Mặt
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
Đại học Duy Tân

  • Ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Anh
  • A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Văn
  • A00: Toán, Lý, Hóa
Đại học Trà Vinh

  • Ngành Răng Hàm Mặt
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • D08: Toán, Sinh, Anh
Đại học Quốc Tế Hồng Bàng

  • Ngành Răng Hàm Mặt
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Anh
Đại học Công Nghệ Sài Gòn

  • Ngành Răng Hàm Mặt
  • D01: Toán, Văn, Anh
  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, Anh
  • D09: Toán, Sử, Anh
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

  • Ngành Răng Hàm Mặt
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
Đại học Y dược TP.HCM

  • Ngành Răng Hàm Mặt
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
Đại học Y dược Cần Thơ

  • Ngành Răng Hàm Mặt
  • B00: Toán, Hóa, Sinh
Rate this post