Internet hiện nay đã quá phổ biến với người dân Việt Nam, là một phần không thể thiếu của xã hội, thay đổi quá nhiều cuộc sống của con người về mọi mặt. Internet bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1997, nhưng được phổ biến rộng rãi nhất khoảng thời gian năm 2005. Xuất hiện đã lâu nhưng hiện nay ở các khu vực vùng sâu vùng xa, internet đã được biết đến nhưng thật sự vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Một phần do địa lý khó khăn, việc lắp đặt, vận hành hệ thống gây sự tốn kém chi phí, nên các nhà đầu tư chưa tập trung thực sự phát triển ở khu vực này so với các khu vực miền đồng bằng, hay các thành phố lớn. Cộng với việc, nền kinh tế ở đây còn thấp và người dân chưa biết cách ứng dụng internet vào phát triển kinh tế, tạo bước đệm, chưa biết cách lấy internet làm nền tảng để phát triển cuộc sống.

Kể từ khi có internet, cuộc sống của người dân ở các vùng miền đã có quá nhiều sự thay đổi, có khi còn bị internet điều khiển cuộc sống, quá phụ thuộc vào internet. Vậy mà, người dân vùng núi, vùng sâu vùng sâu cũng đã được tiếp cận đến internet nhưng nó vẫn chưa mạnh mẽ, vẫn còn rất sơ khai và nhỏ lẻ. Các vùng này nên tập trung phát triển kinh tế, biết tận dụng những thế mạnh mà internet đem lại để nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao phát triển kinh tế.

 

Mặc dù Nhà nước và nhiều đơn vị tư nhân cũng coi đây là một khu vực, một thị trường tiềm năng để tấn công vào mảng internet cho khu vực vùng núi, vùng sâu,vùng xa. Nhà nước cũng kêu gọi sử dụng vốn ODA, quỹ đầu tư, công ích xã hội để tập trung phát triển. Các đơn vị viễn thông tư nhân hay Bộ thông tin truyền thông cũng tích cực đưa ra các phương án về vấn đề này. Nổi bật trong chiến dịch này là việc đưa sử dụng nền IP băng rộng qua vệ tinh mà không cần cáp quang. Việc này giúp rút ngắn được khoảng cách địa lý lại tiết kiệm chi phí mà hiệu quả sử dụng lại rất cao. Hay chiến dịch của Viettel, Vinaphone,… trong vấn đề mạng điện thoại cũng được đẩy mạnh ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa để người dân có thể thuận tiện hơn trong việc sử dụng. Bước đầu cũng đã tạo được những tín hiệu tốt nhưng vẫn cần sự đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng cũng như tiềm lực kinh tế. Bộ thông tin và truyền thông đã chú trọng vào các dịch vụ viễn thông, internet công cộng tại các điểm cung cấp dịch vụ như: Điểm bưu điện văn hóa xã, điểm phục vụ công cộng và đại lý dịch vụ viễn thông. Một điểm mà Nhà nước cũng sẽ quản lý chặt chẽ là việc quản lý về giá cước, mức giá sử dụng internet để người dân có thể trang trải cho những nguồn chi phí này và đảm bảo cuộc sống.

Với đặc thù ở vùng sâu, vùng xa thì người dân ít có cơ hội sử dụng internet, chủ yếu sử dụng máy bàn để liên lạc, ít gắn kết, hạn chế việc cập nhật những thông tin ở xã hội. Việc tập trung mở rộng, phát triển mạng lưới Internet ở các vùng sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế khác, nâng cao đời sống của người dân, giảm phúc lợi xã hội, phát triển đất nước. Tập trung gắn kết việc cung cấp và sử dụng internet giữa người dân với doanh nghiệp để ngăn chặn những nội dung xấu và hướng dẫn đào tạo để tránh việc internet gây phụ thuộc và điều khiển cuộc sống của người dân. Việc sử dụng internet cho vùng sâu, vùng xa tính đến thời điểm 2018 này cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể.

5/5 - (1 bình chọn)