Doanh nghiệp phi lợi nhuận hay công ty phi lợi nhuận là khái niệm khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu về mô hình này. Dưới đây là một số thông tin tìm hiểu về tổ chức phi lợi nhuận.

Mục Lục

1. Doanh nghiệp phi lợi nhuận là gì?

Theo Ban biên tập Thư ký Luật, doanh nghiệp phi lợi nhuận là doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp và hoạt động như một doanh nghiệp bình thường. Chỉ khác là đơn vị này cam kết sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư, nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đăng ký.

Doanh nghiệp phi lợi nhuận là gì? Tìm hiểu doanh nghiệp phi lợi nhuận?
Doanh nghiệp phi lợi nhuận là mô hình hoạt động khá bổ biến hiện nay

Hầu hết những doanh nghiệp này do các doanh nhân xã hội sáng lập, với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng. Ngay từ đầu, doanh nghiệp đã xác định rõ sự kết hợp bền vững và sứ mệnh xã hội với mục tiêu kinh tế. Trong đó, mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội.

Lợi nhuận doanh nghiệp thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hay mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp phi lợi nhuận không có nghĩa là không có lợi nhuận

Rất nhiều người hiểu “phi lợi nhuận” tức là không có lợi nhuận. Tuy nhiên, cách hiểu này không đúng. Thực tế, có rất nhiều tổ chức tuy là phi lợi nhuận, song lợi nhuận hàng năm mà họ thu lại rất cao.

Tại nhiều quốc gia, để được công nhận là tổ chức phi lợi nhuận cần theo một quy trình rõ ràng theo quy định của luật pháp nước sở tại hay theo thông lệ quốc tế. Tại việt Nam, doanh nghiệp phi lợi nhuận được thành lập theo luật doanh nghiệp và hoạt động như những doanh nghiệp thông thường, cam kết sử dụng % lợi nhuận hàn năm để tái đầu tư như chúng tôi đã nêu trên.

3. Tìm hiểu về doanh nghiệp phi lợi nhuận

Doanh nghiệp không lợi nhuận thường đăng ký hoạt động dưới hình thức công ty TNHH hay Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Nguyên nhân là do họ khôn muốn xã hội nhìn nhận như một đơn vị “đi xin” lòng từ thiện của cộng đồng. họ nhìn thấy cơ hội tạo giá trị từ hàng hóa dịch vụ giàu nhân văn mà họ cung cấp cho công đồng.

Đồng thời, việc hoạt động như những công ty tạo cơ hội để họ tìm kiếm những nguồn vốn cũng như cơ hội kinh doanh đa dạng hơn những tổ chức từ thiện đơn thuần. Thế nhưng, do sứ mệnh xã hội mà họ theo đuổi, những doanh nghiệp này thường phải đối mặt với một số thách thức đặc thù so với doanh nghiệp thông thường khác. Cụ thể là:

Mục tiêu xã hội không cho phép học tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi cách. Thay vào đó, phương châm của họ là “tối ưu” hóa lợi nhuận.

Doanh nghiệp phi lợi nhuận là gì? Tìm hiểu doanh nghiệp phi lợi nhuận?
Doanh nghiệp phi lợi nhuận đăng ký hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau

*** Xem thêm: Quản trị ở tổ chức phi lợi nhuận – sự khác biệt với quản trị doanh nghiệp

Ngoài những chi phí kinh doanh như doanh nghiệp thông thường thì doanh nghiệp phi lợi nhuận phải chi những “chi phí xã hội” rất lớn.

Do mang bản chất “hỗn hợp”, doanh nghiệp phi lợi nhuận thường có nguồn vốn đầu tư khá đa dạng. Cùng với vốn đầu từ thương mại thông thường, họ có thể tiếp nhận các nguồn vốn đướiạng vay dài lãi suất thấp, vốn có tổ chức hay vốn tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng trong việc tiếp nhận các khoản vốn tài trợ và vốn vay ưu đãi từ các nhà đầu tư xã hội đang làm cho các doanh nghiệp “lúng túng” trong quá trình giải thuế và hạch toán kinh doanh.

Bên cạnh doanh nghiệp có lợi nhuận và phi lợi nhuận thì còn có thêm một bên thứ ba, đó là doanh nghiệp có định hướng xã hội. Mô hình này khá phổ biến trong những lĩnh vực tài chính. Khác với hai mô hìn nêu trên, những doanh nghiệp xã hội ở loại thứ ba này ngay từ đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hay bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp thường tìm những nhà đầu tư quan tâm đến cả lợi ích vật chất và lợi ích xã hội. Họ ít sử dụng những khoản hỗ trợ không hoàn lại cho những hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các tổ chức này thường hoạt động dưới hình thức Công ty TNHH, Hợp tác xã hội hay Tổ chức tài chính vĩ mô..

Trên đây là một số thông tin về doanh nghiệp phi lợi nhuận. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về loại hình này.

Rate this post