Bằng Cao đẳng Dược được mở quầy thuốc ở đâu? Đây là thắc mắc của phần lớn các bạn trẻ đang theo học Cao đẳng ngành Dược. Vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ thêm những thông tin để giúp bạn giải đáp thắc mắc ở trên.

Mục Lục

Phân biệt giữa quầy thuốc và nhà thuốc

Trước khi tìm hiểu Bằng Cao đẳng Dược được mở quầy thuốc ở đâu? bạn đọc cần phân biệt rõ ràng giữa quầy thuốc và nhà thuốc.

Sự giống nhau giữa quầy thuốc và nhà thuốc đều là những cơ sở kinh doanh dược được cấp phép hoạt động theo sự quản lý của Nhà nước. Ở cả hai cơ sở này đều cần tuân thủ theo đúng quy định ngành Dược và được hưởng tất cả các ưu đãi của pháp luật như tuyên truyền, quảng cáo thuốc… Nhưng cả hai cơ sở này đều không được kinh doanh nguyên liệu làm thuốc ngoại trừ các loại dược liệu.

bang-cao-dang-duoc-mo-quay-thuoc-o-dau1
Bằng Cao đẳng Dược được mở quầy thuốc ở đâu?

Điểm khác nhau 

Quầy thuốc

Người phụ trách chuyên môn cần sở hữu một trong những văn bằng chuyên môn như: bằng tốt nghiệp Đại học ngành Dược, bằng tốt nghiệp Cao đẳng ngành Dược.

Địa bàn hoạt động của quầy thuốc: Được mở tại địa bàn huyện, xã của những huyện ngoại thành, ngoại thị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chỉ được phép bán lẻ thuốc thành phẩm. Bên cạnh đó quầy thuốc  không được thực hiện thay đổi đơn thuốc mà bác sĩ đã kê.

Nhà thuốc

Người phụ trách chuyên môn của nhà thuốc cần có chuyên môn là Dược sĩ Đại học.

Địa bàn hoạt động của nhà thuốc: Được phép mở tại bất cứ địa bàn nào, bán lẻ thuốc thành phẩm, pha chế thuốc theo đơn. Khác với quầy thuốc, nhà thuốc được quyền thay thế thuốc cùng loại trong đơn của bác sĩ nếu được người mua đồng ý.

Bằng Cao đẳng Dược được mở quầy thuốc ở đâu?

Có rất nhiều sinh viên lo lắng sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Dược được mở quầy thuốc ở đâu? Theo khoản 4, Điều 15, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP sinh viên có bằng Cao đẳng Dược được mở quầy thuốc hoặc quản lý tủ thuốc ở trạm Y tế và có đủ cơ sở hợp pháp để cấp chứng chỉ hành nghề. Từ đó có thể kinh doanh quầy thuốc tại các khu ngoại thành, thị xã, huyện nơi bạn đang sinh sống.

Trong Nghị định đã nêu rõ người phụ trách chuyên môn của quầy thuốc phải tốt nghiệp từ trung học chuyên nghiệp Dược trở lên và có ít nhất 2 năm thực hành tại các cơ sở Dược hợp pháp. Chính vì vậy khi học xong Cao đẳng Dược và có ít nhất 2 năm thực hành tại cơ sở Dược hợp pháp bạn đã đủ điều kiện để mở quầy thuốc.

Lưu ý những điều kiện để mở quầy thuốc

Mở quầy thuốc riêng của bản thân là mơ ước của hầu hết các sinh viên khi theo học Cao đẳng Dược tuy nhiên có những điều kiện cần lưu ý để việc mở quầy thuốc trở lên dễ dàng hơn, cụ thể như:

Điều kiện về thủ tục mở quầy thuốc

Theo điều 18 của Luật Dược được ban hành vào năm 2016 thì quầy thuốc sẽ không được mở tại các thành  phố lớn. Có những thủ tục cần hoàn thiện để mở quầy thuốc như:

  • Người phụ trách chuyên môn của quầy thuốc cần có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành dược.
  • Có chứng nhận ít nhất 18 tháng thực hành tại các cơ sở dược.
  • Giấy chứng nhận của Sở y tế về việc đủ điều kiện hành nghề dược.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp bởi UBND huyện hoặc Sở kế hoạch và đầu tư.
  • Chủ quầy thuốc phải có đủ năng lực hành vi, sức khỏe tốt.
  • Chủ quầy chưa từng có tiền án, tiền sự hoặc đang trong thời gian bị cấm hành nghề dược.
  • Chủ quầy cần nắm bắt toàn bộ các nghị định, pháp luật liên quan đến y tế và sức khỏe.

Điều kiện về cơ sở vật chất

Do đặc thù ngành có liên quan đến sức khỏe người dùng nên cơ sở vật chất của quầy thuốc cần phải được trang bị đầy đủ nhằm đảm bảo chất lượng thuốc đến tay người tiêu dùng. Cụ thể điều kiện về cơ sở vật chất:

Chọn địa điểm lý tưởng cho quầy thuốc để thuận tiện cho kinh doanh. Tốt nhất nên lựa chọn địa điểm ở gần khu dân cư các mặt đường lớn để thu hút khách hàng.

Có khu dành riêng cho việc bảo quản thuốc và những thiết bị hỗ trợ bảo quản, các tài liệu phục vụ cho chuyên môn.

Quầy thuốc có diện tích tối thiểu là 10 mét vuông, sạch sẽ.  Cần đảm bảo nhiệt độ trong quầy thuốc  ở mức dưới 30 độ C, độ ẩm dưới 75%. Trần của quầy thuốc cần chắc chắn, chống mưa gió nhằm đảm bảo thuốc được bảo quản tốt.

Khay đếm, túi đựng thuốc… dụng cụ phục vụ trong bán thuốc cần được bảo quản sạch sẽ.

Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy nhằm đảm bảo an toàn.

bang-cao-dang-duoc-mo-quay-thuoc-o-dau1
Sinh viên Cao đẳng Dược trong giờ học thực hành tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Các công việc phù hợp với cử nhân Cao đẳng Dược

Hiện nay trên địa bàn cả nước có rất nhiều các cao đẳng uy tín đào tạo ngành Cao đẳng Dược như Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Sau khi kết thúc 3 năm học Cao đẳng Dược ngoài công việc bán thuốc, mở quầy thuốc kinh doanh cho riêng bản thân thì sinh viên sau khi tốt nghiệp Cao đẳng  Dược có thể lựa chọn các công việc, vị trí làm việc khác nhau như:

  • Làm việc tại các công ty, xí nghiệp, tập đoàn sản xuất thuốc: Tại Việt Nam có rất nhiều các công ty Dược trong và ngoài nước hoạt động về lĩnh vực sản xuất Dược. Tạo cơ hội làm việc cho các tân cử  nhân ngành Dược.
  • Thực hiện công việc của trình dược viên: Tham gia vào việc giới thiệu sản phẩm như thuốc, các thực phẩm chức năng đến những cơ sở buôn bán kinh doanh thuốc, bệnh viện, trung tâm y tế, bệnh viện tư nhân, phòng khám…
  • Kiểm nghiệm thuốc: Những người yêu thích nghiên cứu, tìm tòi phù hợp với công việc này và có thể đảm nhiệm các công việc như kiểm nghiệm thuốc ở những công ty sản xuất thuốc, phòng thí nghiệm…
  • Có thể thấy rằng cơ hội việc làm ngành Dược sĩ rất đa dạng với nhiều vị trí công việc khác nhau như vậy có thể yên tâm theo học và hoàn thành chương trình đào tạo Cao đẳng Dược.

Với những thông tin chia sẻ ở trên hy vong đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: Bằng Cao đẳng Dược được mở quầy thuốc ở đâu? từ đó yên tâm theo học ngành Dược.

Rate this post