Bác sĩ phụ khoa là làm gì? Công việc cụ thể của bác sĩ phụ khoa làm gì là câu hỏi được khá nhiều sinh viên quan tâm, nhất là các em sắp tốt nghiệp ngành y đa khoa.

Bác sĩ là một trong những ngành được cả xã hội coi trọng. Bác sĩ sản khoa, phụ khoa sẽ có nhiệm vụ theo dõi, thăm khám phụ khoa để phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh sản để kịp xử lý cho sản phụ.

Công việc cụ thể của bác sĩ phụ khoa là làm gì?

Sản và Phụ khoa là chuyên khoa về sức khoẻ phụ nữ và các vấn đề liên quan tới bộ phận sinh sản nữ.

Khoa có hai lĩnh vực chủ yếu là:

  • Khả năng sinh sản & sản khoa

  • Các bệnh phụ khoa

Nghề bác sĩ là nghề mang lại sức khỏe và sự sống cho con người, bác sĩ giữ vị trí hàng đầu trong xã hội. Bác sĩ luôn là người quan tâm, tận tình chữa trị khi người bệnh có nhu cầu nên sức khỏe của mọi người luôn được đảm bảo.

·        Công việc của bác sĩ sản phụ khoa là khám định kỳ và không định kỳ cho các sản phụ

·        Bác sĩ sản phụ khoa tham gia vào các công việc về kế hoạch hoá gia đình

·        Bác sĩ sản phụ khoa tiến hành các nghiệp vụ kỹ thuật như siêu âm, xét nghiệm để theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

·        Bác sĩ sản phụ khoa sẽ dựa vào kinh nghiệm của mình để phát hiện những dấu hiệu bất thường để có tư vấn hợp lý cho sản phụ

·        Ngoài ra, cũng giúp các sản phụ sinh nở mẹ tròn con vuông

·        Bác sĩ phụ khoa cũng là người tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể, sức khỏe, tinh thần của sản phụ và thai nhi

Bác sĩ Sản khoa hiện nay đang là một trong những nghề được lựa chọn nhiều nhất bởi các sinh viên Y khoa tại Việt Nam cũng như ở một số nước khác. Bác sĩ Sản khoa là một nghề vô cùng quan trọng và cao quý.

Công việc của bác sỉ Sản khoa là đảm bảo cho sản phụ có đủ sức khỏe sinh sản chính là đảm bảo cho sức khỏe của thế hệ tuơng lai. Hiện tại yêu cầu của bác sĩ sản phụ khoa ở Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng rất cao. Vì đây là công việc đòi hỏi tính nhẫn nại cao. Mức lương của bác sĩ ngành sản khoa phụ khoa cũng nằm ở mức cao.

bac-si-phu-khoa-la-lam-gi

Bác sĩ sản phụ khoa là làm gì?

Nhất là bác sĩ sản phụ khoa có uy tín và kinh nghiệm lâu năm thì càng được lựa chọn. Ở Việt Nam hiện nay 9/10 thai phụ muốn lựa chọn bác sĩ để làm bác sĩ riêng cho gia đình, chăm sóc thai nhi và quá trình sinh nở của mình. Những bác sĩ sản khoa phụ khoa này là những người có nhiều năm được đào tạo chuyên ngành và có chuyên môn về phụ khoa sức khỏe phụ nữ nói chung mang thai và sinh con.

Bác sĩ Sản khoa sẽ cần học những môn và chuyên ngành như bác sĩ Đa khoa. Thông thường, thời gian đào tạo là 6 năm đối với hệ Đại học. Sinh viên có thể lựa chọn học về sản phụ khoa vào năm cuối đại học hoặc vào học những lớp đào tạo chuyên sâu.

Mục Lục

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa là hình thức khám, kiểm tra về bộ phận tại cơ quan sinh dục của người phụ nữ. Đó là bao gồm khám âm đạo, âm hộ, tử cung, vòi trứng gồm cổ tử cung, , buồng trứng…khám phụ khoa để giúp các chị em phụ nữ phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm phụ khoa theo dõi tình trạng sức khỏe cơ quan sinh sản hoặc phát hiện các mầm bệnh khác như nấm, virus gây viêm nhiễm và các bệnh lý ở cơ quan sinh sản.

Khám phụ khoa sẽ phát hiện ra những nguy cơ xu xơ cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, bệnh lây qua đường tình dục, các dị dạng ở đường sinh dục có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

bac-si-san-phu-khoa-hien-nay-dong-vai-tro-rat-quan-trong

Bác sĩ sản phụ khoa hiện nay đóng vai trò rất quan trọng

Theo các bác sĩ phụ khoa, bệnh phụ khoa có thể xuất hiện ở bất kỳ ai chưa kết hôn hoặc đã lập gia đình, chưa quan hệ tình dục vẫn có nguy cơ lây nhiễm như thường. Vậy nên các bác sĩ sản phụ khoa khuyên bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 – 9 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần khi bước vào tuổi 15.

Bác sĩ khám phụ khoa gồm khám những gì?

Khám phụ khoa tổng quát bao gồm:

  • Khám bên ngoài

  • Khám âm đạo

  • Khám tử cung

  • Xét nghiệm nước tiểu

  • Xét nghiệm dịch âm đạo

  • Xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

Các bước khám phụ khoa cơ bản

Khám phụ khoa sẽ được thực hiện các bước đó là:

  • Khai thác thông tin, tình trạng hiện tại của bệnh nhân

  • Thăm khám bên ngoài

  • Khám âm đạo bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không.

  • Xét nghiệm dịch âm đạo nhằm giúp bác sĩ xác định xem bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm, tạp khuẩn hay không.

  • Khám tử cung bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để xác định bệnh lý tại tử cung

  • Xét nghiệm làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

  • Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại làm các xét nghiệm là việc làm cần thiết trong thăm khám phụ khoa sau khi được lấy mẫu sẽ được đem đi xét nghiệm giúp tìm kiếm mầm bệnh như nấm, trùng roi, tạp khuẩn, vi khẩn, virus.

Khám phụ khoa vào thời điểm nào là tốt nhất?

Chị em cần đi khám phụ khoa vào các thời điểm:

  • Khám phụ khoa định kỳ khoảng 2 năm/ lần có lịch tái khám của bác sĩ thì cần tuân thủ lịch này.

    • Khám phụ khoa trước khi kết hôn.
    • Khám phụ khoa khi có kế hoạch mang thai.
    • Khi có các dấu hiệu bất thường hôi, khí hư có màu sắc lạ, đau bụng dưới, cần khám phụ khoa ngay
    • Khi có kế hoạch thăm khám phụ khoa không đi khám vào thời điểm đang có chu kỳ kinh nguyệt. Nên khám sau khi sạch kinh từ 3-5 ngày.
    • Nên đi khám vào buổi sáng tiện cho việc lấy mẫu xét nghiệm.
    • Trước khi đi khám nên gọi tổng đài tư vấn mang theo những gì, có nhịn ăn không

    Một số đơn vị đào tạo ngành Bác sĩ phụ khoa

    • Trường Đại học Y Hà Nội
    • Trường Đại học Răng – Hàm – Mặt.
    • Trường Đại học Y Thái Bình
    • Trường Đại học Y tế cộng đồng.
    • Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
    • Học viện Quân y
    • Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch
    • ​Khoa Y – Đại học Quốc gia TPHCM
    • ​Trường Đại học Y Huế
    • ​Trường Đại học Y Thái Nguyên

Rate this post