Một trong những cách để bảo vệ sức khỏe mạch máu là thay đổi thói quen hàng ngày của bản thân, đặc biệt nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm, món ăn giúp thông mạch máu. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu 6 món ăn giúp thông mạch máu hiệu quả nhất.
Mục Lục
Mạch máu lưu thông kém có nguy hiểm không?
Lưu thông máu kém là tình trạng hệ tuần hoàn thực hiện nhiệm vụ chuyển máu đến các mô, cơ quan trên cơ thể bị giảm đi so với bình thường. Trường hợp những bộ phận trên cơ thể không được cung cấp đủ oxy, lượng máu cần thiết sẽ khó để thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày và dễ gặp phải các triệu chứng như: Tê bì tay chân, chuột rút cơ, bàn tay bàn chân lạnh, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng…
Với những người tập thể hình, vận động viên nếu mạch máu lưu thông chậm sẽ ảnh hưởng đến cơ bắp, hiệu suất tập luyện bị ảnh hưởng.
Nghiêm trọng hơn khi mạch máu tắc nghẽn sẽ không cung cấp đủ máu cho các cơ quan như tim, não, phổi… đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đột tử.
Vì sao thực phẩm có thể làm lưu thông mạch máu?
Thực phẩm được biết đến là nguồn cung cấp năng lượng đồng thời còn là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nếu xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng sức khỏe.
Khi sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo khoa học sẽ giúp cải thiện lượng mỡ máu, hạn chế tổn thương lòng mạch, cải thiện lưu thông mạch máu.
Thực phẩm có vai trò hỗ trợ làm lưu thông mạch máu tốt hơn bằng cách:
– Giảm lượng mỡ xấu có trong máu, như vậy có thể ngăn ngừa được tình trạng mỡ bám vào thành mạch.
– Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, hạn chế những tổn thương thành mạch.
– Thúc đẩy việc sản xuất các hoạt chất thiết yếu để bảo vệ thành mạch, đồng thời giúp mạch máu giãn nở ổn định hơn.
– Giúp mạch máu lưu thông dễ dàng mà không tạo ra các áp lực lên thành mạch.
Xem thêm:
- Cảnh báo dấu hiệu ung thư máu sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả
- Những dấu hiệu thai lưu không ra máu nguy hiểm trong thai kỳ
Top 6 món ăn giúp lưu thông mạch máu tốt nhất
Có vô vàn các món ăn ngon, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe con người, tuy nhiên mỗi loại thực phẩm sẽ mang đến lợi ích nhất định.
Một số các thực phẩm giúp mạch máu lưu thông tốt hơn như:
Măng tây
Măng tây là thực phẩm giàu Vitamin B6, magie, canxi, chất xơ, kẽm, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K… nhiều các dưỡng chất tốt cho cơ thể, đặc biệt có chứa axit folic và selen nên sẽ giúp bảo vệ sức khỏe mạch máu tốt hơn.
Thành phần axit nucleic và axit lưu huỳnh có trong măng tây cao giúp ích rất nhiều trong mạch máu, thúc đẩy quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể, đồng thời đào thải được cục máu đông hiệu quả.
Chế độ ăn có thêm măng tây sẽ thúc đẩy quá trình bài tiết chất béo trung tính, chuyển hóa một số chất trong mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu tổng thể nhờ vào hàm lượng chất xơ có trong loại thực phẩm nhiều dưỡng chất này.
Măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Măng tây xào thịt bò, măng tây xào cùng tôm, súp gà măng tây, măng tây nướng cùng cá hồi, măng tây luộc…
Cá
Cá có chứa nhiều loại dưỡng chất thiết yếu giúp giảm mỡ máu, hạn chế sự hình thành mảng bám gây xơ vữa mạch máu, đặc biệt Omega 3 có trong cá sẽ rất tốt cho sức khỏe người dùng.
Bởi vậy trong chế độ ăn hàng ngày nên chú ý đến khẩu phần cá và lựa chọn các loại cá như: Cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, những loại cá nước ngọt…
Có rất nhiều cách để chế biến món cá thay đổi khẩu vị trong bữa ăn hàng ngày mà không bị ngán như: Cá hấp, cá chiên, cá nướng ăn kèm với các loại rau củ.
Quả bơ
Bơ là loại thực phẩm giàu Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa cholesterol, giàu kali tốt cho người cao huyết áp. Khi ăn bơ thường xuyên sẽ giúp giảm mỡ máu và mạch máu được lưu thông tốt.
Có thể chế biến bơ xay nhuyễn ăn cùng với sốt mayo và ăn cùng bánh mì, làm sinh tố tăng cường năng lượng và ít chất béo.
Rau họ cải xanh
Nhiều loại rau họ cải xanh có tác dụng làm sạch thành mạch, bên cạnh đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đảm bảo được lượng chất chống oxy hóa để thải độc máu, tăng cường hệ miễn dịch.
Một số loại rau họ cải xanh như: Súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải kale, cải bina, bắp cải…
Cà tím
Trong cà tím có chứa nhiều Vitamin P – Vitamin có chứa hợp chất flavonoid có tác dụng tăng cường tính đàn hồi của mao mạch, giúp ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch, làm mềm mạch máu.
Ở phần vỏ của cà tím có chứa Vitamin B, Vitamin C nên hỗ trợ rất tốt trong quá trình trao đổi chất, đặc biệt cà tím có chứa ít calo nên cả người thừa cân và cao tuổi đều có thể sử dụng được.
Mặc dù vậy trong quá trình chế biến cần chú ý không cho quá nhiều dầu mỡ vì khả năng thấm hút dầu rất mạnh. Một số các đối tượng nên hạn chế ăn cà tím như bệnh dạ dày, bị hen suyễn.
Đậu đen
Đậu đen là loại hạt có hàm lượng chất xơ thô cao, trong đó rất giàu protein, axit amin, canxi… rất tốt cho phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường.
Bên cạnh đó đậu đen chứa nhiều axit linoleic, Vitamin B, những khoáng chất thúc đẩy tuần hoàn máu, chống lại quá trình oxy hóa và chứa chất béo không bão hòa có tác dụng chuyển hóa cholesterol, hạ mỡ máu ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm xảy ra.
Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều đậu đen cùng một lúc vì như vậy dẫn đến chứng khó tiêu. Ăn đỗ đen hãy kết hợp với các loại thực phẩm khác và dùng ở lượng vừa phải để tốt nhất cho sức khỏe.
Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm lưu thông mạch máu
Việc sử dụng các thực phẩm giúp lưu thông mạch máu cần kiên trì sử dụng lâu dài và nên lưu ý một số điều như:
- Hãy lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng;
- Chế biến món ăn theo phương pháp luộc, hấp, nướng hoặc chiên không dầu để hạn chế tới mức tối đa giảm bớt các dầu mỡ;
- Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm với nhau để có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe;
- Không nên sử dụng một loại hoa quả trong thời gian dài;
- Hạn chế các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhiều đường, muối.
Trên đây là thông tin chia sẻ về 6 món ăn giúp lưu thông mạch máu, hy vọng từ đó bạn đọc sẽ biết cách chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khi mạch máu lưu thông kém.